Hệ Tứ chánh là Hệ của các vị Hoàng tử con nuôi đức Dục-Tôn-Anh Hoàng-Đế (Tự-Đức).
Đức Dục-Tôn-Anh Hoàng Đế sanh năm 1829, mất năm 1883, vì không con nên phải nuôi ba người cháu: Đức Cung-Tôn-Huệ Hoàng-Đế (Dục Đức) con ngài Thoại-thái- vương, đức Cảnh-Tôn Thuần Hoàng Đế (Đồng-Khánh) và đức Giản tôn-Nghị Hoàng-Đế (Kiến-Phước) đều con của ngài Kiên-Thái-Vương.
Khiêm-lăng (lăng của đức Tự-Đức) ở tại làng Dương-Xuân Thượng, huyện Hương thủy. Lăng của bà Lệ Thiên-Anh Hoàng-Hậu gọi là Khiêm-thọ lăng cũng ở vùng ấy.
Ngài và bà đều thờ lại án Tả nhì Thế Miếu và án Tả nhì điện Phụng tiên.
Trong ba ngài con nuôi của đức Dực-Tôn-Anh Hoàng-Đế, ngài Giản-Tôn mở ra Hệ Ngũ-Chánh, ngài Cảnh- Tòn mở ra Hệ Lục Chánh, nên hệ Tử chánh chỉ còn đức Cung-Tôn-Huệ Hoàng-Đế mà thôi. Đức Cung-Tôn Huệ Hoàng-Để sanh năm 1852, mất năm 1881 Ngài có 11 Hoàng tử và 8 Công chúa.
Hoàng-tử : 1- Hoàng-tử Cương, 2- Hoàng-tử Thị, 3- Hoàng-tử Mỹ, 4- Hoàng-tử Nga, 5- Hoàng tử Nghi, 6- Hoàng-tử Cồn, 7- Hoài-Trạch-công (Thành-thái), 8- Hoàng tử Chuân, 9- Tuyên-hóa-vương, 10- Hoài ân-vương, 11- Mỷ-hóa-công.
Trong 8 vị Công chúa hiện hai ngài đang còn là ngài Hoàng-trưởng-nữ Mỹ-lương Công chúa và ngài Tân phong Công-chúa.
Ngài và Bà táng tại làng An-lăng ở làng An-cựu, huyện Hương thủy, tỉnh Thừa thiên và thờ lại Cung-Miếu ở Kinh-thành-nội.
Hệ Tử Chánh có 4 phòng, nhân số nam được 60 người.
(Trích từ Hoàng Tộc Lược Biên xuất bản 1943)
Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế khai lập Hệ Tư Chánh. Ngài là Hoàng Tử thứ 3 của Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế Thiệu Trị. Ngài không có con, nên mới nhận nuôi 3 người cháu làm con:
- Trưởng Tử Ưng Chân (con trai Ngài Thoại Thái Vương Hồng Y)
- Ưng Kỷ và út Ưng Đăng (con Ngài Kiên Thái Vương Hồng Cai)
Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế là người thông minh, hay chữ, thấm nhuần triệt để Nho giáo, chịu khó tìm hiểu tình hình phát triển kỹ thuật của Phương Tây, tình hình chính trị của Phương Đông. Ngài đã cho tiến hành cải cách. Mặc dù thể trạng yếu, Ngài rất chăm lo việc nước suốt thời gian trị vì 36 năm (dài hơn thời gian trị vì của bất cứ Đức Vua nào trong dòng họ Nguyễn Phúc).
Ngài điều hành quốc sự trong hoàn cảnh đầy khó khăn phức tạp về nội trị cũng như đối ngoại. Thiên tai liên tiếp (hạn hán, bão lụt, nạn châu chấu phá hoại mùa màng). giặc cướp và các cuộc bạo loạn phần lớn do thừa sai ngoại quốc xúi giục và tiếp tay; âm mưu của Pháp và Tây Ban Nha xâm chiếm nước ta bằng mọi cách với sự đồng loã cúa các thừa sai viên cớ bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo, phản đối cấm đạo; tự do buôn bán, đã làm suy mòn quyền lực của Triều đình. Thêm vào đó, các vị Đại thần của Cơ Mật Viện và quần thần các cấp cũng bảo thủ, ngăn cản Ngài nghe theo ý kiến của một số nhà yêu nước thức thời.
Tình thế như vậy đã buộc Ngài phải chấp nhận ngoài ý muốn hoà ước hoàn toàn bất lợi cho đất nước. Ngài đã tự phê phán rất nghiêm khắc về sự viêc nhượng bộ này.
Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế băng hà ngày 19/7/1883.
Lăng của Ngài hiệu Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Tôn thờ Ngài tại Tả Nhị Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế chỉ có con nuôi, nên Hệ Tư Chánh còn tiếp ở Vua sau.
Hoàng Hậu của Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế:
- Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu huý Võ Thị, con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn.
Lăng của Hoàng Hậu hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
Hoàng Hậu được tôn thờ tại Tả Nhị Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
- Hoàng Tử (đều là con nuôi) của Đức Dực Tôn Anh Hoàng Đế:
Không có con, nhận cháu làm con
|
Hường Y
|
Hường
Cai
|
Nguyễn Phúc Ưng Chân
Dục Đức
Con nuôi Vua Tự Đức
|
Nguyễn Phúc Ưng Đăng
Kiến Phước
Con nuôi Vua Tự Đức
|
Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Hàm Nghi
Không phải Con nuôi Vua Tự Đức
|
Nguyễn Phúc Ưng Thị
Đồng Khánh
Con nuôi Vua Tự Đức
|
(Trích từ Nguyễn Phước Tộc thế phả XB 1995)
|