Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Hồng Dật 阮福洪佚

Ngài Nguyễn Phúc Hồng Dật 阮福洪佚
Nguyễn Phúc Thăng 阮福昇 Trang Cung (莊恭)

Niên hiệu: Hiệp Hòa (1847 - 1883) Đức Văn Lãng Quận Vương (文朗郡王)

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

1 tháng 11 năm 1847 / 29 tháng 11 năm 1883

Thân mẫu / Thân phụ :

Trương Thị Thận / Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗)



Văn Lãng Quận Vương (文朗郡王) - Trang Cung (莊恭)

Húy: Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚) Nguyễn Phúc Thăng 阮福昇

Sinh 24 tháng 9 âm lịch, (1 tháng 11 năm 1847) Mất 30 tháng 10 âm lịch, (29 tháng 11 năm 1883)

Ngài là con thứ 29 của đức Hiến Tổ, mẹ là Đoan tần Trương Thị Thận. Lúc còn là Hoàng tử có tên Hồng Dật, lên ngôi chọn trong kim sách tên Thăng. Ngài sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh mùi (1.11.1847),

Thuở nhỏ ngài thông minh ham học, được vua Dục Tông rất thương yêu, trong thơ ngự chế của vua có bài:

Ngô đệ thập tư nhân

Hiếu học giả thậm thiểu Tri khước Kiến Thụy Công (1) Kim thượng tồn Văn Lãng

(Em ta được mười bốn; Ham học thật ít người; Ngoại trừ Kiến Thụy Công; Nay chỉ còn Văn Lãng).

Năm Ất sửu (1865) ngài được phong Văn Lãng Quận công, năm Mậu dần (1878) được phong là Lãng Quốc công.

Năm Nhâm ngọ (1882) ngài được lệnh kiêm nhiếp Tôn nhân phù Hữu tôn khanh. Năm Quí mùi (1883) vua Dục Tông mất, tự quân là vua Dục Đức bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết (theo di chiếu làm Phụ chính đại thần), phế bỏ. Họ lập ngài lên ngôi vào ngày 27 tháng 6 năm Quí mùi (30.7.1883), lấy niên hiệu khởi đầu cho năm sau là Hiệp Hòa. Khi làm lễ tấn tôn ngài, các quan đang sắp bảng để lạy thì có một con chim quạ đậu trên ngọn cây trước điện kêu 4 tiếng lớn, khi đọc chiếu lại có 1 đàn dê đi qua cầu Kim Thủy nên người ta lấy đó làm điềm không tốt.

Khi mới lên nối ngôi, ngài đối với hai quan phụ chính cũng tử tế nhưng dần dần thấy họ quá chuyên quyền nên lấy làm khó chịu, có ý định từng bước loại bỏ Tôn Thất Thuyết. Thuyết giả vờ xin thôi việc ở bộ Binh, ngài nhận lời chuyển ông sang bộ Lễ, rồi bộ Lại. Thuyết dầu cam chịu mất quyền lực vẫn tiếp tục điều hành ở bộ Binh ngoài ra còn lập đội cận vệ riêng gọi là Phấn nghĩa đội (2)

Bấy giờ vấn đề giao thiệp với Pháp là quan trọng nhất, ý kiến của ngài và một số hoàng thân trái ngược với ý kiến của hai phụ chinh ông Tường và ông Thuyết, ngài muốn để Pháp bảo hộ cho yên, nên ủy thác cho Tuy Lý Vương thay ngài trực tiếp giao thiệp với đại diện Pháp ở Huế, điều này làm Tôn Thất Thuyết lo sợ và bất bình.

Thấy hai viên phụ chính coi thường nhà vua nên hai Hoàng thân Nguyễn Phúc Hồng Phi và Nguyễn Phúc Hồng Sâm (3) bàn với ngài tìm cách giết đị, bằng cách mượn tay quân Pháp để trừ ông Tường và ông Thuyết, Hồng Sâm lãnh sứ mệnh đi điều đình với khâm sứ De Champeaux và đồng ý ngày giờ để thủy quân Pháp tấn công bộ Binh bắt Tôn Thất Thuyết. Việc này chẳng may bị tiết lộ. Liền sau đó việc ngài tiếp kiến với De Champeaux tại Văn Minh điện do Tuy Lý Vương hướng dẫn làm Tường, Thuyết tức giận và lo sợ mất quyền mà còn bị hại, nên ngày 30 tháng 10 hai ông họp các quan lấy sớ tâu lên Lưỡng Cung buộc phải phế ngài. Trong sớ buộc tội ngài tư thông ngoại quốc, dung dưỡng bọn phản quốc và một vài hành vi như hủy đồ tự khí làm đồ trang sức, lấy đai vàng đúc con cò…

Trước tình thể không có quyền lực trong tay ngài phải viết chiếu thoái vị, định quay về tư dinh thì bị Ông Ích Khiêm và Trương Văn Để theo lệnh Thuyết đón ngoài của Hiển Nhơn bắt ngài đem giam ở Dục Đức Đường. Sau đó họ ép ông phải uống thuốc độc mà mất. Ông Thuyết muốn hại ngài gấp vì sợ người Pháp biết mà can thiệp.

Ngài mất ngày 30 tháng 10 năm Quí mùi (29.11.1883), được 37 tuổi.

Lúc đầu ngài được chôn cất đơn sơ, sau khi triều đình ổn định mới an táng lại.

Tẩm của ngài ở Dương Xuân Hạ, (Hương Thủy, Thừa Thiên),

Năm Kỷ hợi (1899) dưới triều Thành Thái được lệnh ghi chép ngài ở trong sử là Phổ Đế. Năm Tân mão (1991) truy phong ngài là Văn Lãng Quận Vương, thụy Trang Cung,

Kể từ ngày vua Dục Đức bị phế cho đến ngày ngài bị phế, để hai viên phụ chính đưa vua Kiến Phúc lên kế vị chỉ trong vòng 4 tháng (1)

Ngài có 11 con trai và 6 con gái

Ngài và con cháu mở ra phòng 29 thuộc đệ tam chính hệ và được ngự chế ban cho bộ Thập † để đặt tên cho con cháu trong Phòng. Đến năm Kỷ mùi (1919) dưới triều Khải Định, ngự chế ban cho thêm bộ Ngưu ‡ để đặt tên.


Chú thích trang trước:

(1) tức Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (xem 14.3.3.4A).

(2) Đội quân này mặc áo xanh đội mũ rộng vành, mang mã tấu, gồm những tên đâm thuê chém mướn. Thuyết thường dùng họ để hại những người trái ý với mình.

(3) Hồng Sâm tự Dao Khanh, hiệu Di hiện con của Tuy Lý Vương, thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh, lúc 9 tuổi đã làm thơ, khi 13 tuổi đã cùng để vịnh tranh Tô Thúc du xích bích khiến mọi người kinh lại. Vì có tài nên vua Dục Tông phong làm Trị Giảng học sẽ trông coi việc trong nội các, Ông tính tình cương trực, luận việc ích quốc lợi dẫn khác hắn với các quan cầm quyền hồi đó.

Chú thích trang sau:

(1) cảm cảnh cho thời cuộc giữa ta và Pháp, trong 4 tháng mà có đến 3 vua, có người viết câu đối mà bây giờ còn truyền tụng

Nhất giang lưỡng quốc, nan phân thuyết - Tứ nguyệt tam vương, triệu bất tường.

(Một sông đôi nước, khó thương thuyết - Bốn tháng ba vua, triệu chẳng tường)