Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Ưng Lịch 阮福膺𧰡 (1871 - 1944)

Ngài Nguyễn Phúc Ưng Lịch 阮福膺𧰡 (1871 - 1944)
Niên hiệu: Hàm Nghi 咸宜 (1884 - 1885)

Đức Nguyễn Phúc Minh

29 Cha Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅) - Kiên Thái Vương - Mẹ Phan Thị Nhàn

28 Ông nội Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗) - Niêu hiệu: Thiệu Trị 1840-1847

27 Ông cố Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841) - Niên hiệu: Minh Mạng 明 命 (1820-1841)

26 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820) - Niên hiệu: Gia Long (嘉 隆) (1802-1820)

Tổ Tiên

25 Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765) - Đức Hưng Tổ

24 Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765) - Vũ Vương 武王 (1738 - 1765)

23 Ngài Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738)

22 Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725) - Chúa Minh

21 Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691) - Chúa Nghĩa

20 Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687) - Chúa Hiền

19 Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648) - Chúa Thượng 上王 (1635 - 1648)

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635) - Chúa Sãi (1613 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613) - Chúa Tiên (1558 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545) - Triệu Tổ

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑) - Trừng Quốc Công

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢 - Phó Quốc Công

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋 - Thái Bảo Hoằng Quốc Công

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲 - Chiêu Quang Hầu

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔 - Quản Nội

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭 - Phụ Đạo Huệ Quốc Công

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390) - Du Cần Công

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388) - Hữu Hiểu Điểm

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377) - Bình Man Đại Tướng Quân

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜 - Đô Hiệu Kiểm

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229) - Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150) - Tả Đô Đốc

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠 - Tả Quốc Công

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低 - Đức Đô Hiệu Kiểm

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979) - Đức Định Quốc Công

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

1871 / 1944

Nơi an táng :

Làng Thonac, Vigeois, Dordogne, Pháp.

Thân mẫu / Thân phụ :

Phan Thị Nhàn / Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅) - Kiên Thái Vương

 

Phu nhân:

- Marcelle Laloe

Ngài húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch sau khi lên ngôi chọn chữ thứ năm trong 20 chữ thuộc bộ Nhật ở Kim sách làm tên, đó là chữ Minh. Ngài là con thứ năm của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, mẹ là bà Phan Thị Nhàn, Ngài sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân mùi (3.8.1871).

Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp thân (2.8.1884), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tưởng lập ngài lên nổi ngôi vì thấy ngài nhỏ tuổi dễ thao túng dưới sự phụ chính của họ. Khi lập ngài, triều đình Huế không tin cho Tổng Trú Sứ của Pháp biết nên họ hết sức phản đối. Sau cùng họ chấp nhận nhưng bắt ngài phải chịu lễ tuyên phong của người Pháp.

Ngày 27 tháng 6 năm Giáp thân (17,8.1884), viện Khâm sứ Pháp là Rheinart và Đại tá Guerrier vào cửa chính tại Ngọ môn để thực hiện lễ tuyên phong ngài. Ngài lên ngôi lấy niên hiệu là Hàm Nghi, lúc đó ngài mới 14 tuổi.

Việc bang giao giữa ta và người Pháp lúc bấy giờ rất căng thẳng. Tôn Thất Thuyết cho lập đồn Tân sở ở gần Cam Lộ, Quảng Trị thuộc miền Thượng du để phòng khi có biến động thì đưa quân vào đấy để chống giữ quân Pháp. Mặt khác ông cho mộ thêm quân và chuyển dẫn lương thực vũ khí cùng của cải ra đấy.

Trong triều đình nhiều người chủ hòa muốn thương thuyết với người Pháp vì liệu sức quân ta không chống nổi Pháp, đều bị Nguyễn Văn Tưởng và Tôn Thất Thuyết hoặc bắt giam, hoặc đày đi hoặc giết chết. Chính phủ Pháp biết rõ điều này nên lệnh cho Trú sứ của Pháp tại Huế phải tìm cách áp lực để cách chức Tôn Thất Thuyết.

Tháng 5 năm Ất dậu (1885) thống tướng của Pháp là De Courcy được cử làm Toàn quyền Trung Bắc Kỳ đưa quân vào Huế, tìm cách bắt Tôn Thất Thuyết nên cho mời các quan ở Viện cơ mật sang Tòa Khâm bàn về việc triều yết vua Hàm Nghi. Tôn Thất Thuyết biết được tin này nên tránh không đến dự. Vì biết De Courcy quyết tâm bắt mình nên Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công Tòa Khâm.

Nửa đêm 22 rạng 23 tháng 5 năm Ất dậu (5.7.1886), quân ta tấn công Tòa Khâm sứ và đồn binh ở Mang Cá. Pháp bị tấn công bất ngờ nên tìm cách cố thủ chống giữ. Đến sáng ngày 23 Pháp bắt đầu phản công bắn phá tiến chiếm Kinh thành. Nhiều nhà cửa bị quân Pháp đốt, dân chúng bị giết rất nhiều, ngoài ra dân chúng tranh chạy ra các ngã cửa thành dày xéo nhau chết vô kể. Đến 3 giờ sáng hôm 23 quân ta hoàn toàn thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa ngài và Tam cung (Từ Dũ Hoàng Thái Hậu, Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu và Học phi) ra Tân Sở. Ngải lên đường theo ngã Trường Thi (La Chữ, Thừa Thiên), dừng tại Trường Thi rồi lên đường đến làng Văn Xá để nghỉ lại đêm. Tôn Thất Thuyết cho làm hịch Cần Vương đứng tên ngài kêu gọi mọi người nổi lên chống Pháp.

Ngày 27 tháng 5 ngài đến Quảng Trị. Sau đó Từ Dũ Hoàng Thái Hậu nhất định đòi trở về Huế. Tôn Thất Thuyết ép ngài ra Tân Sở. Ngài phải bái biệt Tam cung lên đường.

Đến Tần Sở rồi ngài lại phải đi lên Bảng Sơn, Cam Lộ tìm cách ra Bắc. Nhưng thuyền chiến của Pháp chiếm Nhật Lệ rồi chiếm tỉnh Quảng Bình, đổ quân đánh Đồng Hới, ngài phải trở về Tân Sở.

Lúc ngài ra Bắc, Nguyễn Văn Tường ở lại Huế, nhờ giám mục Caspar can thiệp để ra đầu thú với De Courcy. De Courcy chấp nhận nhưng hạn cho ông hai tháng phải sắp đặt cho yên việc nước. Ngày 24 tháng 5 Nguyễn Văn Tường làm tờ hiểu thị cho nhân dân toàn quốc rõ là hai nước Pháp—Nam vẫn hòa hiểu như cũ, mặt khác sai người ra Quảng Trị tâu lên với ngài về việc giảng hòa với Pháp và xin nước ngài cùng Tam cung trở về Kinh. Ngày 3 tháng 6 Tam cung về Khiêm Lăng, Sau đó Từ Dũ Hoàng Thái Hậu nhiều phen cho người đi tìm đón ngài về nhưng không gặp. Triều đình Huế phải thương thuyết với Pháp để đặt Thọ Xuân Vương Miên Định làm giám quốc. Vì không đưa được ngài trở về Kinh nên Nguyễn Văn Tường bị Pháp đưa đi an trí tại Tahiti. Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Hữu Độ được đưa về thay thế trông coi viện Cơ Mật và thương lượng với Pháp lập Kiên Giang Quận Công lên ngôi tức vua Cảnh Tông vào tháng 4 năm Ất dậu (1886), trước đó Tam cung xuống dụ truất phế ngài.

Ở lại Tân Sở được 4, 5 ngày, Tôn Thất Thuyết lại đưa ngài theo thượng đạo đến Mai Lãnh, Lao Bảo rồi Hướng Hóa để ra Bắc. Khi ngài đến Hà Tĩnh quân Pháp đuổi theo, Tôn Thất Thuyết phải đưa ngài trốn đi nơi khác, rồi về ẩn cư vùng thượng du tỉnh Quảng Bình. Tôn Thất Thuyết thấy chống Pháp không nổi nên bỏ ngài ở lại Quảng Bình, còn mình tìm đường ra Bắc trốn sang Trung Hoa để tìm kế khác chống lại Pháp.

Suốt tử năm Bính tuất (1886) đến năm Đinh hợi (1887), ngài lẫn trốn trong miền thượng lưu sông Gianh thuộc huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Theo hầu ngài có hai con của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp. Đến tháng 9 năm Mậu tí (1888), người Pháp mua chuộc được tên người Mường là Trương Quang Ngọc vốn theo hầu cận ngài, ngày 26 tháng 9 năm Mậu tí (30.10.1888) Ngọc dẫn thủ hạ đến bắt ngài. Qua hôm sau quân Pháp đưa ngài về trạm Thừa Hỏa (thuộc Cầu Hai, Thừa Thiên).

Vua Cảnh Tông được tin, phái quan đến đón, định đưa ngài về Kinh, lại truyền lệnh cho bộ Binh ra địa phận đầu tỉnh để nghênh tiếp. Nhưng quân Pháp đã có lệnh đưa ngài di an trí tại Alger thuộc Algérie nên họ đã đưa ngài đến cửa Tư Hiền, theo tàu La Comète vào Sài Gòn để rồi theo tàu Biên Hòa đến nước Algérie vào ngày 12 tháng 2 năm Kỷ sửu (18.1.1889).

Algérie ngài sống tại biệt thự Gia Long bên trên khu đổi El Biar cách thủ đô Alger 12 cây số. Trong biệt thự có miếu thờ tiên tổ. Tại tha hương ngài vẫn giữ phong tục của Việt Nam từ cách ăn mặc cho đến những nghi thức khác. Ngài còn theo học nhạc và có nhiều tác phẩm hội họa. Ngài sống tại đây cho đến lúc mất.

Ngài mất ngày 28 tháng 11 năm Nhâm ngọ (4.1.1943) thọ 72 tuổi. Lăng ngài ở trong biệt thự Gia Long.

Ở tại Algérie ngài có lấy vợ người Pháp là con gái của viên chức Thương Chánh Lalauer, sinh được 1 con trai và hai con gái :

1. Nguyễn Phúc Minh Đức

2. Nguyễn Phúc Như Mai (Kỹ sư Nông lâm)

3. Nguyễn Phúc Như Lý (lập gia đình với đại tá không quân, thuộc hoàng tộc nước Bi).

(Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả xuất bản 1995)





Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡)
Niên hiệu: Hàm Nghi 咸宜
Sinh 3 tháng 8 năm 1871 mất 14 tháng 1 năm 1944
Thân mẫu: Phan Thị Nhàn
An táng Làng Thonac, Vigeois,Dordogne, Pháp.
Hậu duệ đời thứ 5 đang có kế hoạch đưa thi hài Ngài về Huế.