Ngài húy NGUYỄN PHÚC LAN
(1601 - 1648)
CHÚA THƯỢNG
Hệ IV TIỀN BÊN
Hệ Tư
Hệ Tư là hệ của Đức Thần-Tôn-Hiếu-Chiêu Hoàng Đế.
Ngài sanh năm 1601, mất năm 1648. Ngài sanh hạ ba Hoàng-Tử: 1.– Hoàng-tử-Vỏ, 2.– Đức-Thái-Tôn-Hiếu Triết Hoàng Đế, 3.– Hoàng tử Quỳnh và một là Công Chúa (danh tự thất tường).
Lăng ngài Thần-Tôn-Hiếu-Chiêu Hoàng Để gọi là Trường-Diên, láng tại làng An-Bằng, huyện Hương-Thủy, tỉnh Thừa-Thiên. Lăng của Đức bà tên gọi Vĩnh-Diên, ở làng Chiêm-Sơn, huyện Duy-Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đức Thần-Tôn-Hiếu-Chiêu Hoàng-Đế và hà Nguyên-Phối đều thờ lại Thái-Miếu, Án Hữu Nhứt.
Hoàng tử Vỏ và Hoàng tử-Quỳnh mất sớm thành vô tự, vì thế nên hệ tư không có.
(Trích từ Hoàng tộc lược biên XB 1943)
Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Lan, con thứ hai của đức Hy Tông và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai. Ngài sinh ngày 16 tháng 7 năm Tân sửu (13-8-1601).
Lúc đầu, ngài được phong chức Phó tướng Nhân Lộc Hầu. Năm Tân mùi (1631), Hoàng trưởng tử Kỳ mất, ngài được lập Thế tử. Năm Ất hợi (1635), đức Hy Tông băng, vâng lời di chúc, các quan tôn ngải làm "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Nhân Quận Công". Lúc ấy ngài 35 tuổi. Thời bấy giờ gọi là Chúa Thượng,
Qua năm sau, ngài cho dời phủ tử làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên). Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và các nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mãi trong thời ngài. Các thuyền buôn tù Hội An, Trung Hoa ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chỉ v.v...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ngài ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xí rợp trời, oai vệ khác thưởng.
Ngài là người khoan hòa, nhân ái nhưng một cuộc mưu phản xảy ra làm ngài vô cùng đau lòng. Nguyễn hoàng tử thứ ba, em của ngài, tên là Anh, lúc đức Hy Tông còn sống, trấn thủ ở Quảng Nam. Khi nghe tin cha mất, anh nối nghiệp, liền kéo quân ra Đà Nẵng, định tiến đánh cướp ngôi Chúa. Ngài cho mời Nguyễn Phúc Khê vào bàn, khóc nói rằng: "Chẳng lẽ vì quyền lợi riêng tư một cá nhân mà gây chinh chiến để khổ sinh linh, hay hơn là cháu nhường ngôi Chúa để tránh cảnh huynh đệ tương tàn.” Ông Khê không chịu, xin ngài đặt phép nước lên tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được Hoàng tử Anh, lấy nghĩa "Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn" đem giết đi.
Hai chiến công oanh liệt trong thời ngài là việc đánh tan tàu của người Hà Lan và đại thắng quân Trịnh. Người Hà Lan mà dân chúng thường gọi là giặc Ô Lan, vốn tự phụ sức mạnh của hải quân. Năm Giáp thân (1644) ba chiếc tàu Hà Lan tiến vào của Eo, bị ghe chiến của ta đổ ra vây đánh dưới sự điều khiển của Thế tử Dũng Lễ Hầu (sau này là Chúa Hiển). Chiếc tàu lớn bị đạp gãy bánh lái, phá hủy cột buồm làm viên thuyền trưởng phải tự đốt mà chết. Hai chiếc tàu kia chạy trốn, một chiếc va vào đá, tan vỡ.
Ngài tuy nắm sự nghiệp lớn lao của ông cha, nhưng cũng vướng mắc lưới tình suýt lung lay cả cơ nghiệp. Nguyên Tống thị, vợ của anh trưởng ngài, tuy đã ba con, nhưng còn trẻ, đẹp, ăn nói mặn mà và là người lẳng lơ. (Tổng thị là con của Chưởng Cơ Tống Phúc Thông, lúc Hoàng tử Kỳ mất, Tống Phúc Thông đem gia quyền ra Bắc, Tống thị vẫn ở lại miền Nam). Từ năm Kỷ mão (1659), ngài say mê Tống thị đến mù quáng, nhờ đó, thị thao túng, nhận hối lộ, bóc lột của dân khiến gia tài của thị được xem là nhất, nhì trong nước. Ngài định xây cung thất để sống với thị lúc tuổi già. Triều thần can gián không được. Sau nhờ quan Nội lớn Viên Hiền Hầu họ Phạm, dùng lời lẽ đanh thép để can ngăn, ngài mới bỏ Tống thị, lấy tiền xây cất cung điện chu cấp cho bần dân, chỉnh đốn binh bị. Tổng thị mật sai người ra Bắc, dâng thư cho Trịnh Tráng xin cất quân vào Nam, thì sẽ đem gia tài nuôi quân. Việc này gây một cuộc can qua trọng dại giữa Nam và Bắc vào năm Mậu tý (1648).
Do thư của Tống thị, Trịnh Tráng sai Đô đốc Lê Văn Hiển đem quân thủy bộ vào đánh. Ban đầu, quân Trịnh đánh thắng, chiếm dược Lũy Thầy. Cha con Trương Phúc Phấn cố sức giữ lũy Trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được Sau đại binh ngài đến, lật ngược thế cờ, đánh quân Trịnh một trận tan tành, đuổi thẳng đến Linh Giang().
(1) Xem thêm chi tiết ở Hiền Vương.
(Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản 1995)
4.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Lan, con thứ hai của đức Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai. Ngài sinh ngày 16 tháng 7 năm Tân sửu (13-8-1601).
Lúc đầu, ngài được phong chức Phó tướng Nhân Lộc Hầu. Năm Tân mùi (1631) , Hoàng trưởng tử Kỳ mất, ngài được lập Thế tử. Năm Ất hợi (1635), đức Hy Tông băng, vâng lời di chúc, các quan tôn ngài làm "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Nhân Quận Công". Lúc ấy ngài 35 tuổi. Thời bấy giờ gọi là Chúa Thượng.
Qua năm sau, ngài cho dời phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên). Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mại trong thời ngài. Các thuyền buôn từ Hội An, Trung Hoa ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chỉ v.v...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khí thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ngài ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xi rợp trời, oai vệ khác thường.
Ngài là người khoan hòa, nhân ái nhưng một cuộc mưu phản xảy ra làm ngài vô cùng đau lòng. Nguyên Hoàng tử thứ ba, em của ngài, tên là Anh, lúc đức Hy Tông còn sống, trấn thủ ở Quảng Nam. Khi nghe tin cha mất, anh nối nghiệp, liền kéo quân ra Đà Nẵng, định tiến đánh cướp ngôi Chúa. Ngài cho mời Nguyễn Phúc Khê vào bàn, khóc nói rằng : "Chẳng lẽ vì quyền lợi riêng tư một cá nhân mà gây chinh chiến để khổ sinh linh, hay hơn là cháu nhường ngôi Chúa để tránh cảnh huynh đệ tương tàn." Ông khê không chịu, xin ngài đặt phép nước lân tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được Hoàng tử anh, lấy nghĩa "Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn" đem giết đi.
Hai chiến công oanh liệt trong thời ngài là việc đánh tan tàu của người Hà Lan và đại thắng quân Trịnh. Người Hà Lan mà dân chúng thường gọi là giặc Ô Lan, vốn tự phụ sức mạnh của hải quân. Năm Giáp thân (1644) ba chiếc tàu Hà Lan tiến vào cửa Eo, bi ghe chiến của ta đổ ra vây đánh dưới sự đều khiển của Thế tử Dũng Lễ Hầu (sau này là Chúa Hiền). Chiếc tàu lớn bị đạp gãy bánh lái, phá hủy cột buồm làm viên thuyền trưởng phải tự đốt mà chết. Hai chiếc tàu kia chạy trốn, một chiếc va vào đá, tan vỡ.
Ngài tuy nắm sự nghiệp lớn lao của ông cha, nhưng cũng vướng mắc lưới tình suýt lung lau cả cơ nghiệp. Nguyên Tống thị, vợ của anh trưởng ngài, tuy đã ba con, nhưng còn trẻ đẹp, ăn nói mặn mà và là người lẳng lơ. (Tống thị lả con của Chưởng Cơ Tống Phúc Thông, lúc Hoàng tử Kỳ mất, Tống Phúc Thông đem gia quyến ra Bắc, Tống thị vẫn ở lại miền Nam). Từ năm Kỷ mão (1659), ngài say mê Tống thị đến mù quáng, nhờ đó, thị thao túng, nhận hối lộ, bóc lột của dân khiến gia tài của thị được xem là nhất, nhì trong nước. Ngài định xây cung thất để sống với thị lúc tuổi già. Triều thần can gián không được. Sau nhờ quan Nội tán Viên Hiền Hầu họ Phạm, dùng lời lẽ đanh thép để can ngăn, ngài mới bỏ Tống thị, lấy tiền xây cất cung điện chu cập cho bần dân, chỉnh đốn binh bị, Tống thị mật sai người ra Bắc, dân thư cho Trịnh Tráng xin cất quân vào Nam, thị sẽ đem gia tài nuôi quân. Việc này gây một cuộc can qua trọng đại giữa Nam va Bắc vao năm Mậu tý (1648).
Do thư của Tống thị, Trịnh Tráng sai Đô đốc Lê Văn Hiển đem quân thủy bộ vào đánh. Ban đầu, quân Trịnh đánh thắng, chiếm được Lũy Thầy. Cha con Trương Phúc Phấn cố sức giữ lũy Trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được. Sau đại binh ngài đến, lật ngược thế cơ, đánh quân Trịnh một trận tan tành, đuổi thẳng đến Linh Giang (1).
Khi chiến thắng trở về, qua phá Tam Giang, ngày 26 tháng 2 năm Mậu tý (19-3-1646) ngài mất. Ngài ở ngôi được 13 năm thọ 48 tuổi.
* * *
Đức Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ ba trị vì ở miền Nam.
Ngài là một vị Chúa khoan hòa, quân ái. Về mặt tình cảm tuy có điều sai trái nhưng cuối cùng đã biết nghe lời nói phải, đặt quyền lợi đất nước trên tình riêng tư. Nhờ vậy mà quân, dân một lòng, dù quân Trịnh muốn dòm ngó cũng không làm gì nổi.
Ngài thuộc đời thứ tư của họ Nguyễn Phúc và đứng đầu hệ IV. Vì các Hoàng tử của ngài không có con nên hệ IV không có phòng nào. (Thế tử nối ngôi Chúa đứng đầu hệ V).
4.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN
Lăng ngài táng tại xã An Bằng (Hương Trà, Thừa Thiên). Vua Gia Long đặ tên lăng là Trường Diên. Ngài được thờ ở an thứ nhất bên hữu trong Thái Miếu.
Thế tử nối ngôi tôn thụy: "Đại Nguyên Soái Thống Suất Thuận Hóa - Quảng Nam Đẳng Xứ Chưởng Quốc Chinh Uy Đoán Thần Vũ Nhân Chiêu Vương."
Năm Giáp tý (1744). Vũ Vương truy tôn: "Thần Tổ Thừa Cơ Toàn Thống Cương Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu Vương".
Năm Bính dần (1806), vua Gia Long truy tôn: " Thần Tông Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu Đế". Miếu hiệu là Thần Tông.
4.3 - GIA ĐÌNH
4.3.1. Hậu và phi
3.3.1.1 Đoàn Thị. Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Hậu.
Bà họ Đoàn, con gái thứ ba của Thạch Quận công Đoàn Công Nhạn và phu nhân họ Vũ. Bà người huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam.
Bà tính tình mẫn, lúc 16 tuổi, nhân đêm trăng đi hái dâu ở bãi sông, ngắm trăng mà hát, gặp lúc đức Thần Tông (còn là Thế tử, đi theo hầu đức Hy Tông vào tuần tra Quảng Nam) cũng thừa đêm trăng xuống thuyền đi câu cá, nghe hát rằng: "Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng, Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa." Thế tử lấy làm lạ, sai người tìm hỏi, biết là con gái họ Đoàn, bèn cho hầu nơi tiềm để.
Bà người mẫn tuệ, hiền thục nên được sủng ái. Bà sinh được 1 con trai, sau này là Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế. Bà mất ngày 17 tháng 6 năm Tân sửu (12-7-1661). Lăng táng tại làng Chiêm Sơn, ở gò Cốc Hùng, tỉnh Quảng Nam. Tên lăng là Vĩnh Diên.
Đời vua Vũ Vương, bà được truy tôn : "Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ Phi", sau thêm hai chữ Mẫn Duệ.
Vua Gia Long truy tôn: "Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu". Văn sách lược ghi như sau: Kính nghĩ Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Đoan Huệ Phi, lễ nghi, kính trọng chồng, trinh thục, đúng khuôn phép, hợp đức lớn của quẻ khôn, mở đầu cho sự giáo hóa trong chốn cung đình, sớm kết điềm lành, tạo phúc lâu dài cho xã tắc thành tựu đời đời. Nay cậy nhờ linh thiêng mà tạo được cơ đồ bền vững. Kính dâng kim sách tôn hiệu là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu.
Bà được phối thờ với đức Thần Tông ở án thứ nhất bên hữu trong Thái Miếu.
4.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ.
Ngài có 3 Hoàng tử và 1 Hoàng nữ
Hoàng tử
1. Nguyễn Phúc Vũ
2. Nguyễn Phúc Tần
Hoàng nữ
3. Nguyễn Phúc Quỳnh
4.3.3 Anh chị em: Ngài có 10 anh em trai và 4 chị em gái
4.3.3.1A. Nguyễn Phúc Kỳ. Khánh Quận công.
Ông húy là Nguyễn Phúc Kỳ, con trưởng của đức Hy Tông và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai.
Ban đầu ông làm Chưởng cơ. Năm Giáp dần (1614) đời Hy Tông Hoàng Đế. Ông giữ chức Hữu phủ Chưởng phủ sự, trấn Quảng Nam. Ông mất ngày 24 tháng 6 năm Tân mùi (22-7-1631), được truy tặng là Thiếu bảo Khánh Quận công. Lúc tại thế ông thường thi hành ân đức, cấp dưỡng quân dân nên khi mất sĩ dân đều thương tiếc.
Lăng táng tại làng Thanh Quýt, tỉnh Quảng Nam, nhà thờ ở xã Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên).
Phu nhân là Bùi Thị Phượng, mất ngày 14 tháng 3 (không rõ năm).
Ông có 4 con trai: Nguyễn Phúc Nhuệ, Nguyễn Phúc Xuân, Nguyễn Phúc Tài, Nguyễn Phúc Trí đều làm quan đến chức Chưởng dinh.
4.3.3.4A. Nguyễn Phúc Trung.
Ông húy là Nguyễn Phúc Trung, con thứ tư của đức Hy Tông làm Chưởng dinh. Mưu phản bị giết và tước tôn tịch. Không có con.
4.3.3.5A. Nguyễn Phúc An.
Ông húy là Nguyễn Phúc An, con thứ năm của đức Hy Tông cùng mẹ là Hoàng trưởng tử Kỳ.
4.3.3.6A. Nguyễn Phúc Vĩnh. Đô đốc Hữu phủ Quận công.
Ông húy là Nguyễn Phúc Vĩnh, con thứ sáu của đức Hy Tông. Làm quan đến Đô đốc Hữu phủ Quận công.
Ông có 7 người con là: Nguyễn Phúc Việt, Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Phúc Bình, Nguyễn Phúc Thiên, Nguyễn Phúc Hạ, Nguyễn Phúc Thạnh, Nguyễn Phúc Nhất.
4.3.3.7A. Nguyễn Phúc Lộc.
Ông húy là Nguyễn Phúc Lộc, con thứ bảy của đức Hy Tông. Không có con.
4.3.3.8A. Nguyễn Phúc Tứ. Phó tướng.
Ông húy là Nguyễn Phúc Tứ, con thứ tám của đức Hy Tông.
Ông làm quan đến chức Phó tướng ở Quảng Nam. Lúc Nguyễn Phúc Anh làm phản, ông không theo nên khỏi tội. Không có con.
4.3.3.9A. Nguyễn Phúc Thiệu.
Ông húy là Nguyễn Phúc Thiệu, con thứ chín của đức Hy Tông. Không có con.
4.3.3.10A. Nguyễn Phúc Vinh. Vinh Quận Công.
Ông húy là Nguyễn Phúc Vinh, con thứ mười của đức Hy Tông.
Ông làm quan đến chức Chưởng cơ. Mất ngày 16 tháng 12 Âm lịch, năm mất không rõ. Được truy tặng là Vinh Quận công. Lăng táng tại làng Phú Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên). Nhà thờ trước ở huyện Phú Vang nay dời về làng Bàng Môn (Phú Lộc, Thừa Thiên).
Ông có 1 con trai: Nguyễn Phúc Gia.
4.3.3.11A. Nguyễn Phúc Đôn. Chưởng cơ.
Ông húy là Nguyễn Phúc Đôn, con thứ mười một của đức Hy Tông.
Ông làm quan đến chức Chưởng cơ.
Ông có một người con tên Nguyễn Phúc Tuân.
4.3.3.1B. Nguyễn Phúc Ngọc Liên.
Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Liên, trưởng nữ của đức Hy Tông và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai. Bà là chị của Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Kỳ.
Chồng là Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, trấn thủ dinh Trấn Biên (Nguyên là họ Mạc con của Mạc Cảnh Huống, được mang quốc tính, sau đổi thành Nguyễn Hữu).
4.3.3.2B. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Hoàng Hậu Chân Lạp
Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con gái thứ hai của đức Hy Tông. Cùng mẹ với Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Kỳ.
Năm Canh thân (1620) bà được đức Hy Tông gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Về sau nể tình bà, vua Chân Lạp đã cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).
4.3.3.3B. Nguyễn Phúc Ngọc Khoa. Hoàng Hậu Chiêm Thành
Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, con gái thứ ba của đức Hy Tông. Em cùng mẹ với Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Kỳ.
Năm Tân mùi (1631) bà được đức Hy Tông gả con cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo hai nước Việt-Chiêm được tốt đẹp.
4.3.3.4B. Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh
Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh, con thứ tư của đức Hy Tông.
Bà hạ giá lấy Phó tướng Nguyễn Cửu Kiều.
Bà mất vào năm Giáp tý (1624).
Anh Em:
1- Nguyễn Phúc Kỳ - Chưởng Cơ. Hữu Phủ Chưởng - Đức Khánh Quận Công
2- Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648) - Chúa Thượng 上王 (1635 - 1648) - Đức Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế
3- Nguyễn Phúc Anh
4- Nguyễn Phúc Trung - Chưởng Dinh
5- Nguyễn Phúc An
6- Nguyễn Phúc Vĩnh - Đô Đốc Hữu Phủ Quận Công
7- Nguyễn Phúc Lộc
8- Nguyễn Phúc Tứ - Phó Tướng
9- Nguyễn Phúc Thiệu
10- Nguyễn Phúc Vinh - Chưởng Cơ - Vinh Quận Công
11- Nguyễn Phúc Đôn - Chưởng Cơ
12- Nguyễn Phúc Nghĩa
Chị Em:
1- Nguyễn Phúc Ngọc Liên - Quận Thanh
2- Nguyễn Phúc Ngọc Vạn - Hoàng Hậu của vua Chey Chetta II
3- Nguyễn Phúc Ngọc Khoa - Hoàng Hậu của vua Chiêm Thành Po Rome
4- Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh - Từ Thục - Nghĩa Quận Công phu nhân
5- Nguyễn Phúc Ngọc Hoa - Araki Soutaro (荒木宗太郎) phu nhân
|