Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) - Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟 - Nguyễn Phúc Biện (阮福昪),
Thân phụ: Nguyễn Phúc Hồng Cai. Thân mẫu: Bùi Thị Thanh.
Con nuôi Vua Tự Đức.
Hệ Lục Chánh là Hệ của các vị Hoàng-tử con đức Cảnh-Tôn-Thuần Hoàng-Đế (Đồng-Khánh).
Đức Đồng-Khánh sanh năm 1864, mất năm 1888, có sáu Hoàng-nam và sáu Hoàng nữ.
Các Hoàng-nam:10 Đức Hoằng-Tôn-Tuyên Hoàng Đế (Khải-Định), 2° — An-Hóa quận vương, 3 — Tảo thương, 4° – Hoàng-Tử-Nga, 5° – Hoàng-tử Cát, 6° — Hoàng-tử Quyền.
Vua Đồng-Khánh táng ở Tư-Lăng, tại làng Dương. xuân-thượng, huyện Hương-thủy, tỉnh Thừa-thiên. Bà Phụ- Thiên-Thuần Hoàng-Hậu (tức là Đức Thánh-Cung) táng ở Tư-minh-Lăng cùng ở trong vùng ấy.
Ngài Khôn-Nghi-Xương Đức Thái-Hoàng-Thái-Hậu (tức là đức Tiên-Cung) hiện ở tại Đại Nội.
Đức Đồng Khánh và bà Phụ-Thiên-Thuần-Hoàng-Hậu đều thờ tại An-tả tam tại Thế-Miếu, và án Tả tam điện Phụng-Tiên.
Hệ Lục chánh chỉ có một phòng là phòng An-hóa Quận-Vương, trong phòng chỉ có quan Vĩnh-Thùy, Tả-tôn-khanh phủ Tôn-Nhơn và người con trai tập tước Hương- công.
Đến hệ Lục chánh thì vừa hết các Hệ chánh. Hệ ngũ chánh vô tự, thành thử chỉ còn năm hệ chánh mà thôi. Nhân số tổng cộng được 2.522 người đàn ông và 2.400 đàn bà.
(Trích từ Hoàng tộc lược biên)
NGUYỄN PHÚC BIỆN. Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế
Ngài húy Nguyễn Phúc Biện là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, mẹ là Thái vương phi Bùi Thị Thanh. Lúc còn công tử ngài có tên là Ưng Thị sau khi được vua Dục Tông chọn làm dưỡng tử đổi tên thành Ưng Đàng sau khi lên ngôi, chọn tên trong Kim sách là Biện.
Ngài sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp tí (19.2.1864). Năm Ất sửu (1865) lúc 2 tuổi ngài được vua Dục Tông đưa vào cung giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nhận làm dưỡng tử. Năm Kỷ mão (1879) vua chuẩn cho ngài ra ở Chính Mông dường để học hành, nên ngài thường được mọi người gọi là Ngài Chính Mông.
Năm Quí mùi (1883) ngài được phong là Kiên Giang Quận Công
Năm Giáp thân (1884) nhân lệnh di tế Thanh minh tại các tôn lăng, ngài trở về chậm trễ nên bị giáng xuống làm Kiên Giang hầu.
Năm Ất dậu (1885) kinh thành Huế bị Pháp tấn công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Bắc, Nguyễn Văn Tưởng ra dẫu thú với Pháp. Nhưng sau hai tháng ông Tưởng không thể đưa vua Hàm Nghi trở về nên người Pháp đày sang đảo Tahiti, Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Hữu Độ được Pháp triệu về Kinh đô thay thế cho Nguyễn Văn Tường để chủ tọa viện Cơ mật. Nguyễn Hữu Độ thương lượng với Pháp với sự đồng ý của Lưỡng cung (1) truất phế vua Hàm Nghi và lập ngài lên nổi ngôi.
Tháng 8 năm Ất dậu, ngài lên ngôi ở Điện Thái Hòa, lấy niên hiệu là Đồng Khánh (2)
Ngài vốn thể chất yếu đuối, nhiều bệnh tinh tình hiền lành, thích trang sức, hay đọc sách và thích nghiên cứu Kinh Dịch, bói toán (3). Ngài là vị vua đầu tiên của nước ta nhận sự bảo hộ của Pháp tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, đã dùng hàng hóa cũng như thực phẩm của Pháp.
Giai đoạn ngài trị vì triều đình ở trong hoàn cảnh túng thiếu, phần thì vàng bạc do Tôn Thất Thuyết chở ra Quảng Trị, phần thì lính Pháp vơ vét trong khi chiếm cứ kinh thành năm Ất dậu (1885), trong nước không được ổn định, sĩ phu ở trong Nam cũng như ngoài Bắc khắp nơi nổi lên chống Pháp theo hịch cần vương của vua Hàm Nghi, hoàn cảnh này được phản ảnh qua câu ca dao thời đó:
”Ngẫm xem thế sự mà rầu
Ở giữa Đồng Khánh hai dầu Hàm Nghi".
Năm Bính tuất (1886) ngài tuần du ra Bắc để dụ vua Hàm Nghi trở về nhưng việc chẳng thành. Khi đến Quảng Bình ngài bị bệnh phải dùng tàu thủy trở về Kinh.
(1) Lưỡng cung ở đây chỉ hai bà Từ Dũ Thái Hoàng Thái Hậu và Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu.
(2) Đồng có nghĩa là cùng. Khánh là mừng. Đồng Khánh có nghĩa là cùng vui mừng, ý nói triều đình ta và người Pháp đều vui mừng.
Ngải là anh cả của vua Kiến Phúc và vua Hàm Nghi. Vua Kiến Phúc đã mắt, vua Hàm Nghi thì xuất bồn, nên thời bấy giả có câu ca dao còn truyền tụng đến ngày nay
"Một nhà sinh đặng ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
(3) Trong lễ Tôn Thụy hiệu của ngài, vua Thành Thái có đăng bài sách trong có viết : "... Giỏi nghiên cứu lý số, thông suốt cái học của người và tỏi đất. Ngài thường thích chuyện huyền bị, hết sức tôn sùng Đức Thiên Y A Na tại đền Ngọc Trấn (điện Hòn Chén).
Trích từ NPT TP