Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮 福 膺 禛) - Niên hiệu: Dục Đức (育德) (20/7 - 23/7/1883)

Ngài Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮 福 膺 禛) - Niên hiệu: Dục Đức (育德) (20/7 - 23/7/1883)
Ưng Ái

Đức Cung Tôn Huệ Hoàng Đế 恭 宗 惠 皇 帝

29 Cha Nguyễn Phúc Hồng Y (阮福洪依) - Thụy Thái Vương

28 Ông nội Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗) - Niêu hiệu: Thiệu Trị 1840-1847

27 Ông cố Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841) - Niên hiệu: Minh Mạng 明 命 (1820-1841)

26 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820) - Niên hiệu: Gia Long (嘉 隆) (1802-1820)

Tổ Tiên

25 Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765) - Đức Hưng Tổ

24 Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765) - Vũ Vương 武王 (1738 - 1765)

23 Ngài Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738)

22 Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725) - Chúa Minh

21 Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691) - Chúa Nghĩa

20 Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687) - Chúa Hiền

19 Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648) - Chúa Thượng 上王 (1635 - 1648)

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635) - Chúa Sãi (1613 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613) - Chúa Tiên (1558 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545) - Triệu Tổ

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑) - Trừng Quốc Công

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢 - Phó Quốc Công

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋 - Thái Bảo Hoằng Quốc Công

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲 - Chiêu Quang Hầu

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔 - Quản Nội

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭 - Phụ Đạo Huệ Quốc Công

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390) - Du Cần Công

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388) - Hữu Hiểu Điểm

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377) - Bình Man Đại Tướng Quân

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜 - Đô Hiệu Kiểm

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229) - Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150) - Tả Đô Đốc

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠 - Tả Quốc Công

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低 - Đức Đô Hiệu Kiểm

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979) - Đức Định Quốc Công

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

23 tháng 2 năm 1852 / 6 tháng 10 năm 1883

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Nguyễn Phúc Hồng Y (阮福洪依) - Thụy Thái Vương

 

Phu nhân:

- Phan Thị Điều - Từ Minh Huệ Hoàng hậu (慈明惠皇后)

 

Ngài Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮 福 膺 禛) Ưng Ái

Niên hiệu: Dục Đức (育德)  (20/7 - 23/7/1883)

Đức Cung Tôn Huệ Hoàng Đế là Trưởng Tử của Vua Tự Đức (con nuôi).

Thọ lãnh di chiếu của Vua Tự Đức, Ngài được tôn lên ngôi kế vị ngày 20/7/1883 niên hiệu Dục Đức. Sau 3 ngày đăng quang, ngày 23/7/1883, các đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, cưỡng chế bắt giam ở Dục Đức Đường, rồi tôn lập Ngài Văn lãng Quận Công, húy Nguyễn Phúc Hồng Dật (em thứ 29 của Đức Vua Tự Đức) lên ngôi.

Đức Dục Đức băng hà ngày 6/10/1883.

Lăng của Ngài hiệu An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Ngài có 11 Hoàng Tử và 8 Công Chúa. Hệ Tư Chánh có 4 phòng.

(Trích Hoàng Tộc Lược Biên)


Đức Cung Tông Huệ Hoàng Đế húy Nguyễn Phúc Ưng Chân là dưỡng tử của đức Dục Tông Anh Hoàng Đế và Lệ Thiên Hoàng Hậu. Ngài vốn là con thứ hai của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y, mẹ là Đệ nhất phủ thiếp Trần Thị Nga. Ngài sinh ngày 4 tháng 1 năm Qui sửu (11.2.1853).

Thuở còn Công tử ngài có tên là Ưng Ái kể đến năm Kỷ tị (1869) ngài được 17 tuổi, vua Dục Tông chọn làm dưỡng tử và đổi tên thành Ưng Chân. Qua năm Canh ngọ (1870) vua cho xây Dục Đức Đường ở ngoài cửa Hiển Nhân của Hoàng thành để ngài ở và học hành, cho ban dụ về việc chọn ngài làm Hoàng trưởng tử cho trong ngoài được rõ, rồi giao cho Lệ Thiên Hoàng Hậu trông coi việc dạy bảo. Ngoài ra vua còn chỉ định các Đại thần đến Dục Đức đường để làm giáo đạo. Cũng vì ở Dục Đức đường nên sau này người ta thường gọi ngài là vua Dục Đức.

Vua Dục Tông muốn chọn được người nổi ngôi tài giỏi, nên thường để ý xem xét những hành vi của ngài. Tính ngài ít ham học lại ít khi chịu câu thúc, vì thế thường bị vua quở trách.

Năm Bính tí (1876) vì việc giao thiệp với quan ở Thái Y viện là Nguyễn Tán, ngài bị phạt bổng trong 1 năm. Rồi năm Nhâm ngọ (1882) viên thị vệ hiệp lĩnh Nguyễn Văn Thành giả lệnh Thái hậu đưa con gái đến Dục Đức đường dâng làm thứ thiếp cho ngài, việc phát giác ngài bị phạt mất bổng trong hai năm.

Năm Quí mùi (1883) ngài được phong là Thụy Quốc Công. Tháng 6 năm đó vua Dực Tông đau nặng, ngày 14 cho triệu quần thần ban di chiếu để ngài lên nối ngôi. Trong di chiếu ý của vua Dực Tông muốn cảnh tỉnh ngài, mong ngài nơi theo đường thiện, nên đã có đoạn viết về nết xấu của ngài: "...Đản vi hữu mục tật, bí nhị bất tuyên, cửu khủng bất minh, tính phần hiểu dâm diệc đại bất thiện, vị tất năng dương đại sự. Quốc hữu trưởng quân xã tắc chi phúc, xả thủ hà dì tai !". (... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây).

Vua lại giao cho Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm phụ chính đại thần, còn Thọ Xuân Vương, Tuy Lý Vương lo can ngăn những điều sai quấy của tự quản. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cùng Trần Tiễn Thành dâng sớ xin vua bỏ đoạn trên, lấy cớ di chiếu lập người nối ngôi trời thì những lời trên không hợp, nhưng vua Dực Tông không nghe lời, cho rằng viết vậy để cảnh tỉnh ngài.

Ngày 18 tháng 6 ngài triệu tập quần thần ở Quang Minh điện và nói : "Vua là bậc đứng đầu trăm họ, phải là người có đạo đức đứng dầu, di chiếu của Tiên đế vì lo cho trăm họ, nên có lời răn bảo nghiêm khắc như trên. Ngày nay việc nước khó khăn, quan hệ ngoại giao căng thẳng, nếu để lời di chiếu lan truyền thì quân Pháp sẽ tìm cớ gây rối, mà các lân bang cũng xem thường, với tình hình như vậy, đình thần giải quyết ra sao?". Ngài đề nghị quần thần xem có thể bỏ đoạn trên không thì quần thần tâu rằng: "Hội đồng phụ chính dã tâu xin bỏ nhưng Tiên đế không chịu". Ngài lại yêu cầu các quan suy nghĩ thêm để tìm cách tránh hại cho việc nước.

Trước đây ngài vốn có giao thiệp qua lại với người Pháp, từ năm Tân tị (1881) ngài đã từng chuyển giao nhiều tài liệu quan trọng về việc nước cho trú sứ Pháp là Rheinart (1) Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vốn nắm mọi quyền hành trong nước sợ tai họa khi ngài (1).

Theo Nguyễn Thế Anh trong cuốn Đế chế và Sự kiện thực dân ở Việt Nam.