Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738)

Ngài Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738)
Nguyễn Phúc Chú 阮福澍

Đức Túc Tông Hiếu Minh Hoàng Đế

22 Cha Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725) - Chúa Minh - Mẹ Tống Thị Được

21 Ông nội Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691) - Chúa Nghĩa

20 Ông cố Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687) - Chúa Hiền

19 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648) - Chúa Thượng 上王 (1635 - 1648)

Tổ Tiên

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635) - Chúa Sãi (1613 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613) - Chúa Tiên (1558 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545) - Triệu Tổ

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑) - Trừng Quốc Công

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢 - Phó Quốc Công

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋 - Thái Bảo Hoằng Quốc Công

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲 - Chiêu Quang Hầu

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔 - Quản Nội

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭 - Phụ Đạo Huệ Quốc Công

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390) - Du Cần Công

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388) - Hữu Hiểu Điểm

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377) - Bình Man Đại Tướng Quân

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜 - Đô Hiệu Kiểm

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229) - Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150) - Tả Đô Đốc

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠 - Tả Quốc Công

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低 - Đức Đô Hiệu Kiểm

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979) - Đức Định Quốc Công

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

14 tháng 1, 1697 / 7 tháng 6, 1738

Nơi an táng :

Lăng Trường Phong, Định Môn, Thừa Thiên

Thân mẫu / Thân phụ :

Tống Thị Được / Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725) - Chúa Minh

 

Phu nhân:

- Trương Thị Thư - Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu

- Trương Thị Hoặc - Tả Cung tần

- Nguyễn Thị Ta - Hữu Cung tần



NGÀI húy NGUYỄN PHÚC THỤ
(NINH VƯƠNG)
(1697 - 1738)
Hệ VIII

Hệ Tám

Đức Túc-Tôn-Hiếu-Ninh Hoàng-Đế khai-sáng ra Hệ tám. Ngài sanh năm 1696, mất năm 1738, sanh-hạ ba Hoàng-tử: 1. — Thế-Tôn-Hiếu-Võ Hoàng Đế, 2. – Thiếu- Bảo Nghiễm Quận công, 3.– Tường-Quan-Hầu, và các bà chúa: Ngọc-Sách Ngọc-Doãn, Ngọc Biện, Ngọc Uyển và một bà không rõ.

Lăng của ngài Túc-Tôn-Hiếu-Ninh Hoàng-Để tên gọi Trường-Phong, ở làng Định-môn, lăng của Đức-Bà (Vinh- Phong) ở làng Long-Hồ, đều thuộc huyện Hương-trà, tỉnh Thừa thiên.

Ngài và Bà đều thờ tại Thái-Miếu, Hữu tam án.

Hệ tám chỉ có hai phòng, đàn ông được 94 người. Nhà thờ ngài Thiếu Bảo Nghiễm Quận công thờ tại làng An- ninh-thượng, tỗng An-ninh, huyện Hương-trà, nhà thờ ngài Tường-quan-Hầu thờ tại làng Dương xuân thượng, tổng Cư-chánh, huyện Hương-thủy, tỉnh Thừa-thiên.

(Trích từ Hoàng tộc lược biên XB 1943)


Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thụ, con trưởng của đức Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu và Hoàng Hậu Tống Thị Được. Ngài sinh ngày 22 tháng chạp năm Bính tý (14–1–1697).

Ban đầu, ngài được phong chức Cai cơ, tước Đinh Thịnh Hầu. Năm Ất mùi (1715), ngài được thăng Chưởng cơ.

Tháng 4 năm Ất tỵ (1725), đức Hiển Tông băng, quần thần vâng di mệnh, tôn ngài làm: "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Đinh Quốc Công". Lúc này ngài đã 30 tuổi.

Ngài dùng đức trị dân, ban những huấn điều trong dân như cấm rượu chè cờ bạc, giữ gìn luân thường đạo lý. Ngài tiếp tục công cuộc mở mang đất đai của các đời trước.

Năm Tân hợi (1731), nhân người Ai Lao là Sà Tốt đem quân Chân Lạp vào đánh Gia Định, ngài sai Thống suất Trương Phúc Vĩnh cùng Trấn đại dình Nguyễn Cửu Triêm hai mặt tiến đánh, dẹp tan giặc, lấy đất mở châu Định Viễn. Dựng đinh Long Hồ (Vĩnh Long), đưa dân đến lập nghiệp thành một vùng trù phú của đất nước.

Năm Ất mão (1735) Mạc Cửu ở Hà Tiên mất, ngài sắc ban cho tước "Khai Trấn Thượng Trụ Đại Tướng Quân" và cho con là Mạc Thiên Tử làm Độ đốc trấn Hà Tiên, ngài cho mở cục đúc tiền để tiện giao dịch, đắp thành lũy bảo vệ cho dân chúng khỏi bị giặc cướp và lập chợ cho dân chúng buôn bán nên khách thương ngoại quốc tụ tập rất đông. Ngài còn cho dựng một ngôi nhà gọi là Chiêu anh các, mời những người học rộng, hiểu nhiều đến giảng luận văn chương, từ đó dân Hà Tiên mới bắt đầu mở mang việc học.

Ngài là người có đầu óc tiến bộ. Năm Ất mão (1735), nhân có đồng hồ của các nước phương Tây đem qua bán gọi là tự minh chung (đồng hồ náo), ngài sai thợ phỏng theo kiểu mà làm và cho các quan dùng.

Ngày 20 tháng 4 năm Mậu ngọ (7–6–1788), ngài băng, ở ngôi 13 năm, thọ 43 tuổi.

Đức Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ bảy trị vì ở miền Nam.

Ngài là vị Chúa tài kiêm văn võ, mộ đạo Phật, hiệu là Vân Tuyền đạo nhân, lấy đức trị dân. Tuy thời gian trị vì không dài, ngài đã kế tục được sự nghiệp của các bậc tiên vương: khai sáng và mở mang bờ cõi về phương Nam. Ngài đã mở rộng và khai khẩn châu Định Viễn, dựng nên dinh Long Hồ.

Ngài thuộc đời thứ 8 của họ Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ VIII hiện nay gồm 2 phòng:

1. Phòng 2 tức là phòng Nghiễm Quận công

2. Phòng 3 tức là phòng Tường Quang Hầu


(Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản 1995)


Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thụ, con trưởng của đức Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu và Hoàng Hậu Tống Thị Được. Ngài sinh ngày 22 tháng chạp năm Bính tý (14–1–1697).

Ban đầu, ngài được phong chức Cai cơ, tước Đinh Thịnh Hầu. Năm Ất mùi (1715), ngài được thăng Chưởng cơ.

Tháng 4 năm Ất tỵ (1725), đức Hiển Tông băng, quần thần vâng di mệnh, tôn ngài làm: "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Đinh Quốc Công". Lúc này ngài đã 30 tuổi.

Ngài dùng đức trị dân, ban những huấn điều trong dân như cấm rượu chè cờ bạc, giữ gìn luân thường đạo lý. Ngài tiếp tục công cuộc mở mang đất đai của các đời trước.

Năm Tân hợi (1731), nhân người Ai Lao là Sà Tốt đem quân Chân Lạp vào đánh Gia Định, ngài sai Thống suất Trương Phúc Vĩnh cùng Trấn đại dình Nguyễn Cửu Triêm hai mặt tiến đánh, dẹp tan giặc, lấy đất mở châu Định Viễn. Dựng đinh Long Hồ (Vĩnh Long), đưa dân đến lập nghiệp thành một vùng trù phú của đất nước.

Năm Ất mão (1735) Mạc Cửu ở Hà Tiên mất, ngài sắc ban cho tước "Khai Trấn Thượng Trụ Đại Tướng Quân" và cho con là Mạc Thiên Tử làm Độ đốc trấn Hà Tiên, ngài cho mở cục đúc tiền để tiện giao dịch, đắp thành lũy bảo vệ cho dân chúng khỏi bị giặc cướp và lập chợ cho dân chúng buôn bán nên khách thương ngoại quốc tụ tập rất đông. Ngài còn cho dựng một ngôi nhà gọi là Chiêu anh các, mời những người học rộng, hiểu nhiều đến giảng luận văn chương, từ đó dân Hà Tiên mới bắt đầu mở mang việc học.

Ngài là người có đầu óc tiến bộ. Năm Ất mão (1735), nhân có đồng hồ của các nước phương Tây đem qua bán gọi là tự minh chung (đồng hồ náo), ngài sai thợ phỏng theo kiểu mà làm và cho các quan dùng.

Ngày 20 tháng 4 năm Mậu ngọ (7–6–1788), ngài băng, ở ngôi 13 năm, thọ 43 tuổi.

Đức Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ bảy trị vì ở miền Nam.

Ngài là vị Chúa tài kiêm văn võ, mộ đạo Phật, hiệu là Vân Tuyền đạo nhân, lấy đức trị dân. Tuy thời gian trị vì không dài, ngài đã kế tục được sự nghiệp của các bậc tiên vương: khai sáng và mở mang bờ cõi về phương Nam. Ngài đã mở rộng và khai khẩn châu Định Viễn, dựng nên dinh Long Hồ.

Ngài thuộc đời thứ 8 của họ Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ VIII hiện nay gồm 2 phòng:

1. Phòng 2 tức là phòng Nghiễm Quận công

2. Phòng 3 tức là phòng Tường Quang Hầu


8.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

Túc Tông Hiếu ninh Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thụ, con trưởng của đức Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu và Hoàng Hậu Tống Thị Được. Ngài sinh ngày 22 tháng chạp năm Bính tý (14-1-1697).

Ban đầu, ngài được phong chức Cai Cơ, tước Đinh Thịnh Hầu. Năm Ất mùi (1715), ngài  được thăng Chưởng cơ.

Tháng 4 năm Ất tỵ (1725), đức Hiển Tông băng, quần thần vâng di mệnh, tôn ngài làm : "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Đỉnh Quốc Công". Lúc này đã 30 tuổi.

Ngài dùng đức trị dân, ban những huấn điều trong dân như cấm rượu chè cờ bạc, giữ gìn luân thường đạo lý. Ngài tiếp tục công cuộc mở mang đất đai của các đời trước.

Năm Tân hợi (1731), nhân người Ai Lao là Sà Tốt đam quân Chân Lạp vào đánh Gia Định, ngài sai Thống suất Trương Phúc Vĩnh cùng Trấn đại dinh Nguyễn Cửu Triêm hai mặt tiến đánh, dẹp tan giặc, lấy đất mỡ châu Định Viễn. Dựng dinh Long Hồ (Vĩnh Long), đưa dân đến lập nghiệp thành một cùng trù phú của đất nước.

Năm Ất mão (1735) Mặc Cửu ở Hà Tiên mất, ngài sắc ban cho tước "Khai Trấn Thượng Trụ Đại Tướng Quân" và chocon là Mạc Thiên Tứ làm Đô Đốc trấn Hà Tiên, ngài cho mở cục đúc tiền để tiện giao dịch, đắp thành lũy bảo vệ cho dân chúng khỏi bị giặc cướp và lập chợ cho dân chúng buôn bán nên khách thương ngoại quốc tụ tập rất đông. Ngài còn cho dựng một ngôi nhà gọi là Chiêu anh các, mời những người học rộng, hiểu đến giảng luận văn chương, từ đó dân Hà Tiên mới bắt đầu mở mang việc học.

Ngài là người có đầu óc tiến bộ. Năm Ất mão (1735), nhân có đồng hồ của các nước phương Tây đem qua bán gọi là tự minh chung (đồng hồ náo), ngài sai thợ theo kiểu mà làm và cho các quan dùng.

Ngày 20 tháng 4 năm Mậu ngọ (7-6-1738), ngài băng, ở ngôi 13 năm, thọ 43 tuổi.

* * *

Đức Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ bảy trị vì ở miền Nam.

Ngài là vị Chúa tài kiêm văn võ, mộ đạo Phật, hiệu là Vân Tuyền đạo nhân, lấy đức trị dân. Tuy thời gian trị vì không dài, ngài đã kế tục được sự nghiệp của các bậc tiên vương : khai sáng và mở mang bờ cõi về phương Nam. Ngài đã mở rộng và khai khẩn châu Định Viễn, dựng nên dinh Long Hồ.

Ngài thuộc đời thứ 8 của họ Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ VIII hiện nay gồm 2 phòng:

1. Phòng 2 tức là phòng Nghiễm Quận Công; 

2. Phòng 3 tức là phòng Tường Quang Hầu.

8.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

Ngài mất, lăng táng tại Định Môn (Hương Trà, Thừa Thiên). Tên lăng là Trường Phong. Đến đời vua Gia Long, ngài được thờ tại Thái Miếu, án thứ ba bên hữu.

Thế tử lên ngôi, dâng thụy hiệu là: "Đại Đô Thống Tổng Quốc Chính Tuyên Quang Thiệu Liệt Tuấn Triết Tĩnh Uyên Kinh Văn Vĩ Vũ Hiếu Ninh Vương".

Năm Bính dần (1806), vua Gia Long truy tôn: "Tuyên Quang Thiệu Liệt Tuấn Triết Tĩnh Uyên Kinh Văn Vĩ Vũ Hiếu Ninh Hoàng Đế", miếu hiệu là Túc Tông.

8.3 - GIA ĐÌNH

8.3.1. Hậu và phi

8.3.1.1 Trương Thị Thư. Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Hậu

Bà húy là Trương Thị Thư, chánh quán huyện Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa. Bà sinh năm Kỷ mão (1699), con của quan Chưởng dinh Trương Phúc Phan.

Bà vào hầu đức Túc Tông trong thời kỳ tiềm để, sau được phong lên bậc Nhã cơ.

Bà mất ngày 16 tháng 7 năm Canh tí (19-8-1720), hưởng dương 22 tuổi, được truy tặng là Tu Dung Á Phu Nhân. Đến đời Vũ Vương bà được tôn lên Từ Ý Quang Thuận Thục Phi. Vua Gia Long truy tôn : "Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu", tên lăng là Vĩnh Phong, táng ở làng Long Hồ (Hương Trà, Thừa Thiên). Bà được phối thờ với đức Túc Tông ở Thái Miếu, án thứ ba bên hữu.

Bà là thân mẫu của Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Khoát (Thế Tông Hoàng Đế) và Hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Du.

8.3.1.2 Trương Thị Hoặc. Tả Cung tần

Bà húy là Trương Thị Hoặc.

Bà là thân mẫu của Hoàng tử thứ ba Nguyễn Phúc Tường.

8.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ

Đức Túc Tông có 3 Hoàng tử và 6 Hoàng nữ

Hoàng tử

1. Nguyễn Phúc Khoát

2. Nguyễn Phúc Du

3. Nguyễn Phúc Tường

Hoàng nữ

1. Khuyết danh

2. Nguyễn Phúc Ngọc Thường

3. Nguyễn Phúc Ngọc San

4. Nguyễn Phúc Ngọc Duyên

5. Nguyễn Phúc Ngọc Biên

6. Nguyễn Phúc Ngọc Uyển

8.3.3  Anh chị em

Ngài có 38 anh em trai và 4 chị em gái                           

8.3.3.2A. Nguyễn Phúc Thể. Chưởng Dinh

Ông húy là Nguyễn Phúc Thể, con thứ hai của đức Hiển Tông, mẹ là Tu Dung phu nhân Trần Thị Nghi. Ông sinh ngày 8 tháng  7 năm Kỷ tỵ (22-8-1689). Tiểu suu2 không rõ. Chỉ biết ông làm chức Thuỷ cơ Chưởng cơ và khi mất được truy chức Chưởng dinh.

Ông mất ngày 23 tháng 9 năm Nhâm ngọ (8-11-1762), thọ 74 tuổi. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên). Phủ thờ ở làng An Nong (Phú Lộc, thừa Thiên).

Ông có 7 người con trai là: Nguyễn Phúc Mẫn, Nguyễn Phúc Thưởng, Nguyễn Phúc Tạo, Nguyễn Phúc Hội, Nguyễn Phúc Chiêm, Nguyễn Phúc Bạc, Nguyễn Phúc Thi.

8.3.3.3A. (Khuyết danh).

8.3.3.4A. Nguyễn Phúc Long. Chưởng vệ sự

Ông húy là Nguyễn Phúc Long, con thứ tư của đức Hiển Tông, mẹ là Hữu Cung tần Lê Thị Tuyên. Ông sinh ngày 8 tháng 3 năm Quí dậu (13-4-1743). Lăng táng tại làng Cư Chánh (Hương Thủy, Thừa Thiên). Phủ thờ ở phường An Cựu (thành phố Huế).

Ông có 4 người con trai là: Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Phúc Bính, Nguyễn Phúc Kinh, Nguyễn Phúc Hân.

8.3.3.5A. Nguyễn Phúc Hải

Ông húy là Nguyễn Phúc Hải, con thứ năm của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 20 tháng 9 âm lịch (không rõ năm mất). Lăng táng tại làng Long Hồ (Hương Thủy, Thừa Thiên). Phủ tờ ở phường An Cựu (thành phố Huế).

Ông có hai người con trai là: Nguyễn Phúc Y, và Nguyễn Phúc Cự.

8.3.3.6A. (Khuyết danh).

8.3.3.7A. Nguyễn Phúc Liêm

Ông húy là Nguyễn Phúc Liêm, con thứ bảy của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 25 tháng 10 âm lịch (không rõ năm mất). Lăng táng tại làng Bãng Lãng (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có hai người con trai là: Nguyễn Phúc Mặc và Nguyễn Phúc Xi.

8.3.3.8A. Nguyễn Phúc Tứ. Luân Quốc Công

Ông húy là Nguyễn Phúc Tứ, con thứ tám của đức Hiển Tông, còn có tên là Đán. Mẹ là Hoàng Hậu Tống Thị Được. Ông sinh ngày 28 tháng chạp năm Kỷ mão (16-2-1700).

Ông làm quan chức Nội hữu Cai Đội. Ông là người có phí phách, thông thạo kinh sử và giởi thơ âm. Vì ông có tài nên bị nhiều người ghen ghét, về sau ông xin về hư. Đức Túc Tông cho dựng phủ ở làng Hương Cần (Hương Trà, Thừa Thiên) để ông ở. Những bài thơ trữ tình của ông được người đời truyền tụng.

Ông mất ngày 18 tháng 6 năm Quí dậu (18-7-1753), lúc 55 tuổi được truy tặng Thiếu sư Luân Quốc Công. Lăng táng tại làng Võ Xá (Hương Trà, Thừa Thiên). Nhà thờ ở làng Hương Cần (Hương Trà, Thừa Thiên).

Ông có 5 người con trai là : Nguyễn Phúc Dực, Nguyễn Phúc Tĩnh, Nguyễn Phúc Thăng, Nguyễn Phúc Túc và Nguyễn Phúc Hộ. Ông Dực học rộng, có nhiều tài, làm quan chức Chưởng cơ. Các ông Tĩnh làm quan chức Chưởng dinh, tước Quận công.

8.3.3.9A. Nguyễn Phúc Thể. Huấn Vũ Hầu

Ông húy là Nguyễn Phúc Thể, con thứ chín của đức Hiển Tông, còn có tên là Đường, mẹ là Hoàng thị Duyên Thị Được. Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm Kỷ mão (6-12-1699). Ông làm quan chức Chưởng cơ Tả thủy.

Ống mất ngày 23 tháng 7 năm Quí mùi (31-8-1763) lúc 66 tuổi, được truy tặng chức Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, Chưởng dinh Huấn Vũ Hầu. Lăng táng tại làng Lang Xá (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Lương Quán (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 7 người con trai là: Nguyễn Phúc Giảng, Nguyễn Phúc Hội, Nguyễn Phúc Ngô, Nguyễn Phúc Nghĩa, Nguyễn Phúc Tín, Nguyễn Phúc Hoan, Nguyễn Phúc Cấu và Nguyễn Phúc Trí.

8.3.3.10A. Nguyễn Phúc Lân

Ông húy là Nguyễn Phúc Lân, con thứ mười của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 12 tháng 2 Âm lịch. Lăng táng tại làng Trúc Lâm (Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Lương Quán (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có một người con trai là Nguyễn Phúc Duẫn.

8.3.3.11A. Nguyễn Phúc Chấn

Ông húy là Nguyễn Phúc Chấn, con thứ 11 của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 12 tháng 2 năm Mậu ngọ (31-3-1738). Lăng táng tại làng Cư Chánh (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Định Môn (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 6 người con trai là: Nguyễn Phúc Thạch, Nguyễn Phúc Đàm, Nguyễn Phúc Tuyết, Nguyễn Phúc Vân, Nguyễn Phúc Bá và Nguyễn Phúc Lượng.

3.3.12A. Nguyễn Phúc Điền. Thái Bảo Dận Quốc Công

Ông húy là Nguyễn Phúc Điền, con thứ 12 của đức Hiển Tông. mẹ là Kính phi Nguyễn Thị Lan. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Canh thìn (14-4-1700). Tiểu sử không rõ, chỉ biết ông làm quan chức Hữu thủ Cai Đội.

Ông mất ngày 18 tháng 6 năm Kỷ mùi (23-7-1739), lúc 40 tuổi, được truy tặng là Thái bảo Dận Quốc Công. Lăng táng tại làng Định Môn (Hương Trà, Thừa Thiên), nhà thờ ở chùa Phước Thành  (An Cựu, Huế).

Ông có 4 người con trai là: Nguyễn Phúc Viện, Nguyễn Phúc Khậm, Nguyễn Phúc Tuyền và Nguyễn Phúc Nghiễm và một người con gái là Nguyễn Phúc Ngọc Cầu. (Các ông con trai đều làm quan chức Chưởng cơ, Chưởng dinh và bà là ái phi của Vũ Vương).

8.3.3.13A. Nguyễn Phúc Đăng. Chưởng dinh

Ông húy là Nguyễn Phúc Đăng, con thứ 13 của đức Hiển Tông. mẹ là Hữu Cung tần Lê Thị Hoa. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm Nhâm ngọ (28-4-1702). Ông làm quan chức Chưởng cơ.

Ông mất ngày 19 tháng giêng năm Quí mùi (3-3-1763) được truy tặng chức Chưởng dinh. Lăng táng tại làng Dương Hòa (Hương Trà, Thừa Thiên) nhà thờ ở làng Vạn Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên).

Ông có hai người con trai là: Nguyễn Phúc Cẩn và Nguyễn Phúc Uẩn.

8.3.3.14A. Nguyễn Phúc Thiện. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Thiện, con thứ 14 của đức Hiển Tông. mẹ là Nguyễn Thị Tha. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Quí mùi (26-3-1703). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 12 tháng giêng năm Kỷ tỵ (28-2-1749) được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên) không rõ nhà thờ ở đâu.

Ông có hai người con trai là: Nguyễn Phúc Đức và Nguyễn Phúc Gia.

8.3.3.15A. Nguyễn Phúc Khánh. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Khánh, con thứ 15 của đức Hiển Tông. mẹ là Trương Thị Khuê. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm Giáp thân (17-6-1704). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 18 tháng 5 năm Giáp thân (13-6-1748) lúc 45 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Vĩnh Hòa (Thừa Thiên).

Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Đao, Nguyễn Phúc Hạc và Nguyễn Phúc Điền.

8.3.3.16A. Nguyễn Phúc Cảo. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Cảo, con thứ 16 của đức Hiển Tông. mẹ là Tống Thị Sáng. Ông sinh ngày 27 tháng 4 năm Bính tuất (7-6-1706). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Nhâm ngọ (7-5-1762), lúc 57 45 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại Phường An Cựu (Huế), nhà thờ ở phường An Cựu.

Ông có 6 người con trai là: Nguyễn Phúc Mỹ, Nguyễn Phúc Tường, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Kế, Nguyễn Phúc Gia, và Nguyễn Phúc Nghị.

8.3.3.17A. Nguyễn Phúc Bình. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Bình, con thứ 17 của đức Hiển Tông. Ông làm quan chức Chưởng đội.

Lăng táng tại Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Kinh.

8.3.3.18A. Nguyễn Phúc Tú. Chưởng cơ Quận công

Ông húy là Nguyễn Phúc Tú, con thứ 18 của đức Hiển Tông, mẹ là Nguyễn Thị Gia.

Ông mất ngày 8 tháng 7 năm Âm lịch (không rõ năm mất), được truy tặng chức Chưởng cơ, tước Quận công. Lăng táng tại Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên)

Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Uyên, và Nguyễn Phúc Dật.

8.3.3.19A. Nguyễn Phúc Truyền. Chưởng vệ sự Quận công

Ông húy là Nguyễn Phúc Truyền, con thứ 19 của đức Hiển Tông, mẹ là Hoàng Thị Duyên.Ông làm quan chức Cai cơ.

Ông mất ngày 1 tháng giêng năm Âm lịch (không rõ năm mất), được truy tặng chức Chưởng vệ sự Quận công. Lăng táng tại Châu Chữ (Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Long Hồ (Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Thùy và Nguyễn Phúc Nghi.

8.3.3.20A. Nguyễn Phúc San

Ông húy là Nguyễn Phúc San, con thứ 20 của đức Hiển Tông, sinh ngày 2 tháng 3 năm Đinh hợi.

Ông mất ngày 12 tháng 4 năm Ất dậu (31-5-1765) lúc 59 tuổi. Lăng táng tại làng Trúc Lâm (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở thôn Bãng Lãng (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Kiên và Nguyễn Phúc Thuận.

8.3.3.21A. Nguyễn Phúc Quận. Cai đội

Ông húy là Nguyễn Phúc Quân, con thứ 21 của đức Hiển Tông. Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 29 tháng 10 Âm lịch (không rõ năm mất). Lăng táng tại phường An Cựu (Huế), nhà thờ ở làng Bàng Môn (Phú Lộc, Thừa Thiên).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Dực.

8.3.3.22A. Nguyễn Phúc Luân. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Luân, con thứ 22 của đức Hiển Tông, còn có tên là Yểm. Ông sinh ngày 8 tháng giêng năm Mậu tý (30-1-1708). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 3 tháng 9 Mậu thìn (24-10-1748), lúc 41 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Thừa Thiên).

Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Bửu, Nguyễn Phúc Ý và Nguyễn Phúc Nho.

8.3.3.23A. Nguyễn Phúc Bính. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Bính, con thứ 23 của đức Hiển Tông, mẹ là tên Yểm. Ông sinh ngày 8 tháng giêng năm Mậu tý (30-1-1708). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 16 tháng 4 Ất dậu (4-6-1765), lúc 58 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Trúc Lâm (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở thôn An Vân (Thừa Thiên).

Ông có 4 người con trai là: Nguyễn Phúc Khuông, Nguyễn Phúc Tuyên, Nguyễn Phúc Lương và Nguyễn Phúc Di

8.3.3.24A. Nguyễn Phúc Tông

Ông húy là Nguyễn Phúc Tông, con thứ 24 của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 10 tháng 8 năm Âm lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ không rõ.

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Bán.

8.3.3.25A. Nguyễn Phúc Nghiễm. Chưởng dinh

Ông húy là Nguyễn Phúc Nghiễm, con thứ 25 của đức Hiển Tông, còn có tên là Mạnh, mẹ là Lê Thị Chính.

Ông làm quan chức Chưởng cơ, về vui thú điền viên ở làng Vân Dương (Hương Thủy, Thừa Thiên) người ta thường gọi là Viên Công và chợ ở đó cũng gọi là chợ Viên Công.

Ông mất ngày 23 tháng 9 Âm lịch (năm mất không rõ), được truy tặng chức Chưởng dinh. Lăng táng tại làng Thanh Thủy (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở phường An Cựu (Huế).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Kỳ và Nguyễn Phúc Xuân.

8.3.3.26A. Nguyễn Phúc Xuân. Chưởng dinh

Ông húy là Nguyễn Phúc Xuân, con thứ 26 của đức Hiển Tông. Ông làm quan chức Chưởng cơ.

Ông mất ngày 6 tháng 6 Âm lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại phường An Cựu (Huế), nhà thờ ở phường An Cựu (Huế).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Thái.

8.3.3.27A. Nguyễn Phúc Phong. Thiếu bảo Thành Quận công

Ông húy là Nguyễn Phúc Phong, con thứ 27 của đức Hiển Tông. còn có tên lá Mạch, mẹ là Chiêu Phú Nguyễn Thị Biện. Ông sinh ngày 18 tháng 2 năm Kỷ sửu (28-3-1709). Ông làm quan chức Chưởng cơ Hậu dực.

Ông mất ngày 24 tháng 9 Giáp tuất (8-11-1754), lúc 46 tuổi, được truy tặng Thiếu bảo Thành Quận công. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Tiến và Nguyễn Phúc Đạo.

8.3.3.28A. Nguyễn Phúc Hạo

Ông húy là Nguyễn Phúc Hạo, con thứ 28 của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 22 tháng 2 Âm lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại làng Cư Chánh (Hương Thủy, Thừa Thiên).

8.3.3.29A. Nguyễn Phúc Kỷ. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Kỷ, con thứ 29 của đức Hiển Tông. mẹ là bà Hoàng Thị Duyên. Ông làm quan chức Chưởng cơ.

Ông mất ngày 15 tháng 4 Quí hợi (8-5-1743). Lăng táng tại phường An Cựu (Huế), nhà thờ ở làng Long Hồ (Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Chiêu và Nguyễn Phúc Tuy.

8.3.3.30A. Nguyễn Phúc Tuyền. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Tuyền, con thứ 30 của đức Hiển Tông. Ông làm quan chức Chưởng cơ.

Ông mất ngày 5 tháng 3 Âm lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại làng Cư Chính (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Vĩnh Hòa (Diêm Trường, Phúc Lộc).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Khánh.

8.3.3.31A. Nguyễn Phúc Hanh. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Hanh, con thứ 31 của đức Hiển Tông.

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Huyên.

8.3.3.32A. Nguyễn Phúc Lộc. Cai cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Lộc, con thứ 32 của đức Hiển Tông, mẹ là Lê Thị Viên. Ông sinh ngày 12 tháng 7 năm Nhâm thìn (13-8-1712). Ông làm quan chức Cai đội.

Ông mất ngày 20 tháng 6 năm Giáp ngọ (28-7-1774), lúc 63 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Thanh Thủy (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Hợp và Nguyễn Phúc Tuấn.

8.3.3.33A. Nguyễn Phúc Triêm. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Triêm, con thứ 33 của đức Hiển Tông. Ông sinh ngày 29 tháng giêng năm Ất tỵ (13-3-1725).

Ông mất ngày 3 tháng 7 năm Mậu thân (4-8-1788), lúc 64 tuổi, được truy tặng chức Chưởng cơ. Lăng táng tại phường An Cựu (Huế), nhà thờ ở làng Phú An (Diêm Trường, Thừa Thiên).

Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Tụy, Nguyễn Phúc Lập  và Nguyễn Phúc Nông.

8.3.3.34A. Nguyễn Phúc Khiêm. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Khiêm, con thứ 34 của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 17 tháng 5 Âm Lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại làng Bãng Lãng (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Lượng.

8.3.3.35A. (Khuyết danh).

8.3.3.36A. (Khuyết danh).

8.3.3.37A. Nguyễn Phúc Độ. Chưởng cơ

Ông húy là Nguyễn Phúc Độ, con thứ 37 của đức Hiển Tông, bà mẹ họ Tống. Ông sinh ngày 6 tháng 5 năm Ất tỵ (16-6-1725). Ông làm quan chức Chưởng cơ.

Ông mất ngày 18 tháng 5 năm Nhâm thân (29-6-1752), lúc 28 tuổi. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Phú Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên).

Ông có 1 người con trai là: Nguyễn Phúc Kiêm.

8.3.3.38A. Nguyễn Phúc Tài

Ông húy là Nguyễn Phúc Tài, con thứ 38 của đức Hiển Tông.

Ông mất ngày 17 tháng 7 Âm lịch (năm mất không rõ). Lăng táng tại làng Phú Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Tráng và Nguyễn Phúc Thạnh.

8.3.3.1B. Nguyễn Phúc Ngọc Sáng. Tống sơn Quận Quân

Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Sáng, trưởng nữ của đức Hiển Tông, mẹ là Hữu cung tần Tống Thị Lượng.Chồng bà là ông Tống Văn Xuân (chức Cai cơ).

Bà mất năm Tân sửu (1721), được truy tặng là Tống sơn Quận chúa Trinh phu nhân, thụy là Từ Ý.

8.3.3.2B. Nguyễn Phúc Ngọc Phụng. Tống sơn Quận chúa

Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Phụng, con thứ hai của đức Hiển Tông. Chồng bà là ông Nguyễn Cửu Thế (chức Nội hữu Chưởng dinh, cháu nội ông Nguyễn Cửu Kiều).

Bà mất năm Nhâm dần (1722), được truy tặng là Tống sơn Quận chúa, thụy là Trinh Nhã.

8.3.3.3B. Nguyễn Phúc Ngọc Nhật

Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Nhật, con thứ ba của đức Hiển Tông. Chồng bà là ông Nguyễn Cửu Duyệt (chức Cai cơ). Lăng táng tại làng Nguyệt Biều (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Bà mất năm Nhâm dần (1722), được truy tặng là Tống sơn Quận chúa, thụy là Trinh Nhã.

8.3.3.4B. (Khuyết danh) Bà là con gái thứ tư của đức Hiển Tông. Chồng là ông Chân (không rõ họ, chức Chưởng cơ).


Anh Em:

1- Ngài Nguyễn Phúc Thụ - Nguyễn Phúc Chú 阮福澍 (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738) - Đức Túc Tông Hiếu Minh Hoàng Đế

2- Nguyễn Phúc Thể - Chưởng dinh - Thủy cơ Chưởng cơ

3- Khuyết danh

4- Nguyễn Phúc Long - Chưởng vệ sự

5- Nguyễn Phúc Hải

6- Thất tường - Hoàng tử

7- Nguyễn Phúc Liêm - Hoàng tử

8- Nguyễn Phúc Tứ - Nguyễn Phúc Đán - Nội hữu Cai đội - Thiếu sư Luân Quốc công

9- Nguyễn Phúc Đường - Nguyễn Phúc Thử - Chưởng cơ Trấn phủ - Chưởng doanh Huấn Vũ hầu

10- Nguyễn Phúc Lân - Hoàng tử

11- Nguyễn Phúc Chấn - Hoàng tử Chấn

12- Nguyễn Phúc Điền - Hữu thủy Cai đội - Thái bảo Dận Quốc công

13- Nguyễn Phúc Đăng - Chưởng cơ - Chưởng dinh

14- Nguyễn Phúc Thiện - Cai đội - Cai cơ

15- Nguyễn Phúc Khánh - Cai đội - Cai cơ

16- Nguyễn Phúc Cảo - Cai đội - Cai cơ

17- Nguyễn Phúc Bình - Chưởng cơ

18- Nguyễn Phúc Tú - Chưởng Cơ Quận Công

19- Nguyễn Phúc Truyền - Chưởng Vệ Quận Công

20- Nguyễn Phúc Sảm - hoặc San

21- Nguyễn Phúc Quận - Cai đội

22- Nguyễn Phúc Luân - Nguyễn Phúc Yểm - Cai đội - Cai cơ

23- Nguyễn Phúc Bính - Cai đội - Cai cơ

24- Nguyễn Phúc Tông

25- Nguyễn Phúc Nghiễm - Nguyễn Phúc Mạnh - Chưởng cơ - Chưởng doanh

26- Nguyễn Phúc Xuân - Chưởng cơ

27- Nguyễn Phúc Phong - Nguyễn Phúc Mạch - Thiếu bảo Thạnh Quận công

28- Nguyễn Phúc Hạo

29- Nguyễn Phúc Kỷ - Chưởng cơ

30- Nguyễn Phúc Tuyền - Chưởng cơ

31- Nguyễn Phúc Hanh

32- Nguyễn Phúc Lộc - Cai đội - Cai cơ

33- Nguyễn Phúc Triêm - Chưởng cơ

34- Nguyễn Phúc Khiêm

35- Khuyết danh - Hoàng tử

36- Khuyết danh - Hoàng tử

37- Nguyễn Phúc Độ - Chưởng cơ

38- Nguyễn Phúc Tài

Chị Em:

1- Nguyễn Phúc Ngọc Sáng - Từ Ý - Tống Sơn Quận

2- Nguyễn Phúc Ngọc Phụng - Từ Nhã - Nguyễn Phúc Ngọc Phượng - Tống Sơn Quận Quân

3- Nguyễn Phúc Ngọc Nhật - Công chúa

4- Công chúa Thất tường - Phu quân tên là Chân (không rõ họ).