Ðức Ông Quận công Trấn Ðịnh, sinh ngày 3/1/1831 nhằm ngày 1/12 Tân Mão, là con trai thứ 56 (trong số 78 hoàng tử) của vua Minh Mạng. Tên chữ của Ngài là Huyền mặc tử, thụy là Ðôn ý, húy là Miên Cầu, sau đổi thành Miên Miêu vỉ trùng húy. Mẹ Ngài là Ðức bà Nguyễn hữu thị Hạnh, tức Mỹ nhơn Nguyễn hữu thị Ðoan Tỉnh, quán làng Gio Lâm, Quãng Ðiền, Thừa Thiên, ngảy sinh không rõ, mất ngày 20/4/1881, nhằm ngày 22/3 Tân tị.
Năm 1839, Ðức ông được phong tước Quận công và ngày 23/6/1865 (1/5 Ất sữu) Ngài mất, tầm cải táng tại Phú Sơn, Phú Lộc, Thừa Thiên. Ngài có 2 bà phủ thiếp: bà Trương thị Diêu và bà Phan thị Thừa và 2 bà tiểu thiếp: bà Nguyễn thị Kiều và bà Trương thị Phương. Ngài cùng 4 bà sinh hạ được tất cả 5 công tử và 4 công nữ. Trong số các vị này, ngoài 3 vị tảo thương, có Công tử thứ 5 là Hường Thiện và Công nử Thanh Trúc đã mất sớm ngay lúc còn nhỏ, mộ táng tại Sơn Ðiền, Dương xuân Thượng, Thừa Thiên. Chỉ có 2 Công Nữ và 2 Công tử đã thành gia thất và có con.
Tóm tắt Tiểu sử
Phòng chúng ta do Quận công Trấn Ðịnh khai sáng. Theo gia phả do Ông Nông hà thị Ưng Ðề phụng lập năm 1931. Ðức Ông Quận công Trấn Ðịnh, sinh ngày 3/1/1831 nhằm ngày 1/12 Tân Mão, là con trai thứ 56 (trong số 78 hoàng tử) cũa vua Minh Mạng. Tên chữ cũa Ngài là Huyền mặc tử, thụy là Ðôn ý, húy là Miên Cầu, sau đổi thành Miên Miêu vỉ trùng húy. Mẹ Ngài là Ðức bà Nguyễn hữu thị Hạnh, tức Mỹ nhơn Nguyễn hữu thị Ðoan Tỉnh, quán làng Gio Lâm, Quãng Ðiền, Thừa Thiên, ngảy sinh không rõ, mất ngày 20/4/1881, nhằm ngày 22/3 Tân tị.
Năm 1839, Ðức ông được phong tước Quận công và ngày 23/6/1865 (1/5 Ất sữu) Ngài mất, tầm cải táng tại Phú Sơn, Phú Lộc, Thừa Thiên. Ngài có 2 bà phủ thiếp: bà Trương thị Diêu và bà Phan thị Thừa và 2 bà tiểu thiếp: bà Nguyễn thị Kiều và bà Trương thị Phương. Ngài cùng 4 bà sinh hạ được tất cả 5 công tử và 4 công nữ. Trong số các vị này, ngoài 3 vị tảo thương, có Công tử thứ 5 là Hường Thiện và Công nử Thanh Trúc đã mất sớm ngay lúc còn nhỏ, mộ táng tại Sơn Ðiền, Dương xuân Thượng, Thừa Thiên. Chỉ có 2 Công Nữ và 2 Công tử đã thành gia thất và có con. Ðó là:
- Công nữ Gia Ðoan, gái trưỡng (mẹ là Trương thị Phương), hiệu là Quốc Hương, sinh ngày 31/3/1855 (14/2 Kỷ sửu), chồng là Tiến sỉ Dương Khuê, làm quan đến chức Tổng Ðốc, quê quán làng Vân Ðình, Ưng Hoà, Hà Ðông cũ. Bà sinh hạ được 3 trai là Dương tự Bình, Dương tự Ðinh, Dương tự Tuất. Cháu đích tôn cũa bà là ông Dương thiệu Cương, nguyên là giáo sư ở Hà Nội (hiện đã mất). Bà mất ngày 8/11/1886 (13/10 Bính Tuất), mộ an táng tại Hà Ðông.
- Công nữ Nhuận Thân (mẹ là Nguyễn thị Kiều), sinh ngày 31/8/1859 (4/8) Kỷ Tị) và mất ngày 18/10/1895 (1/9 Ất Mùi). Bà sinh được 1 gái là bà Ðinh thị Sắc, cũng đã mất, mộ an táng tại Sơn Ðiền, gần phần mộ của sinh mẫu.
- Công tử Hường Thành, con trai thứ 3 của Quận công (mẹ là bà Phan thị Thua), pháp danh Thanh Ninh, thụy là Tráng nghĩa Tướng quân, sinh ngày 11/11/1856 (14/11 Bính Thìn). Công tử rất giỏi võ và là một chỉ huy nghĩa quân nổi tiếng dưới triều Vua Tự Ðức. Tháng 12/1883 (tháng 11 Quý Mùi), Công tử bị can khoản chính trị và bị phe thế lực thân thực dân Pháp trong Triều đem xử trảm ngày 26/3/1884 (29/2 Giáp Thân), theo lệnh của các quan thầy. Mộ của Công tử được an táng tại Sơn Ðiền. Tháng 12/1889, dưới Triều Vua Thành thái, ông được khôi phục nguyên tịch Công tử. Vợ chính thức của ông là bà Ðặng thị Ân, sinh ra ông Ưng Ðăng, bà Công tôn nữ Ðông và bà Công tôn nữ Chính, cả 3 đều mất sớm, mộ an táng tại Sơn Ðiền, gần mộ song thân.
- Công tử Hường Chuyên, con trai thứ 2 của Quận công, tự là Trung mẫm, sinh ngày 12/9/1850 (7/8 Canh Tuất). Tháng 6/1870, ông dược tập tước Kỳ Ngoại Hầu. Sinh mẫu của ông là bà Trương công thị Diệu, sinh năm 1832, con gái ông Trương công Tri (người làng Dương xuân thượng, Hương Thủy, Thừa Thiên), và mất ngày 28/9/1884 (10/8 Giáp Thân), cải táng tại Phú Sơn.
Trên bước hoạn đồ, Kỳ ngoại hầu là người thân tín của quan tướng phụ chánh kiêm bộ trưởng bộ binh Tôn Thất Thuyết, nên đã dược giao phó (cùng với phò mã Ðặng huy Cát) xây dựng và điều hành căn cứ Tân sở ở Quảng trị, để làm chiến khu chống thực dân Pháp, phòng khi Kinh đô Huế bị chiếm.
Việc làm này trái với các thế lực trong Triều đình muốn chủ hòa với thực dân Pháp lúc bấy giờ. Cho nên đầu năm 1884, Kỳ ngoại hầu vị vu oan, can khoản chính trị, và ngày 28/9/1884 (10/8 Giáp Thân) ông bị xử trảm theo lệnh của các quan thầy, mộ cải táng tại Phú Sơn.
Mãi đến tháng 6/1887, dưới Triều Vua Ðồng khánh, do khiếu nại bền bỉ của gia đình, ông được khôi phục nguyên tước Kỳ ngoại hầu.
Sinh thời, Kỳ ngoại hầu có công khai phá đất hoang lập nên làng Phú Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, do đó ông được dân làng này tôn thờ là tiền khai canh.
Kỳ ngoại hầu có 6 Công tôn nam, 6 Công tôn nữ vá 1 tảo thương mà ngày sanh cách và nơi chôn cất đều thất tường.
|