Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 阮福永瑞 (1913 - 1997)

Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 阮福永瑞 (1913 - 1997)
Nguyễn Phúc Thiển

Niên hiệu: Bảo Đại 保大 (1925 – 1945)

31 Cha Ngài Nguyễn Phúc Bửu Đảo 阮福寶嶹 - Mẹ Hoàng Thị Cúc

30 Ông nội Ngài Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) Nguyễn Phúc Ưng Đường 阮福膺禟 Nguyễn Phúc Biện 阮福昪

29 Ông cố Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅)

28 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗)

Tổ Tiên

27 Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841)

26 Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820)

25 Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765)

24 Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765)

23 Ngài Nguyễn Phúc Thụ - Nguyễn Phúc Chú 阮福澍 (1697-1738)

22 Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725)

21 Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691)

20 Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687)

19 Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648)

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545)

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑)

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390)

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388)

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377)

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229)

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150)

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979)

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

22 tháng 10 năm 1913 / 31 tháng 7 năm 1997

Nơi an táng :

Nghĩa trang Passy

Thân mẫu / Thân phụ :

Hoàng Thị Cúc / Ngài Nguyễn Phúc Bửu Đảo 阮福寶嶹

 

Phu nhân:

- Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan - Nam Phương Hoàng hậu

- Monique Marie Eugene Baudot

- Bùi Mộng Điệp

- Lê Thị Phi Ánh

- Quý bà Vicky

- Hoàng Tiểu Lan

- Christiane Bloch-Carcenac

NGUYỄN PHÚC THIỂN 阮福映

Vua Bảo Đại

Ngải húy Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy lúc lên ngôi chọn chữ thứ 10 trong Kim sách để đặt tên, đó là chữ Thiền. Ngài là con độc nhất của Hoàng Tông Tuyên Hoàng Đế và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu. Ngài sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý sửu (22.10.1913).

Ngày 2 tháng 4 năm Nhâm tuất (28.4.1922) ngài được tấn phong Đông cung Hoàng thái tử. Đức Hoàng Tông muốn ngài được đào tạo theo Tây học nên ủy thác cho toàn quyền Pháp là Charles dưa ngài sang du học tại Pháp năm Nhâm tuất (1922), bấy giờ ngài mới 10 tuổi.

Khi vua Hoằng Tông mất vào năm Ất sửu (1925) toàn quyền Monguillot cho thành lập hội đồng phụ chính với ông Tôn Thất Hãn đứng đầu dại diện cho ngài đang còn du học tại Pháp. Rồi ép Hội đồng phụ chính ký hiệp định mới qui định những sự liên hệ giữa Pháp và triều đình Huế. Kết quả của hiệp định này là viên Khâm Sứ Pháp sẽ là Chủ tịch Hội đồng nội các của Nam triều, và triều đình Huế không còn ngân sách riêng nữa.

Ngày 25 tháng 11 năm Ất sửu (8.1.1926) ngài lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Sau đó ngài trở lại Pháp tiếp tục công việc học cho đến năm Nhâm thân (1932).

Ngày 8 tháng 8 năm Nhâm thân (8.9.1932) ngài trở về Huế. Qua ngày 10 tháng 8 ngài ban hành một đạo dụ bày tỏ ý muốn việc cầm quyền có sự tham gia của toàn dân theo hình thức của một chính phủ Quân chủ lập hiến và cải tổ quan lại, nền giáo dục và tư pháp. Qua tháng 9 năm Nhâm thân (tháng 10 năm 1932) ngài ban hành nghị định bãi bỏ hiệp định ký ngày 20 tháng 9 năm Ất sửu (6.11.1925) đã nói trên.

Ngày 17 tháng 10 năm Nhâm thân (4.11.1932) ngải thực hiện cuộc hành hương về lăng Trường Nguyên và Nguyên Miếu tại Thanh Hóa. Sau đó ngài đi khắp các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận để quan sát dân tình. Các vùng Tây nguyên thuộc Hoàng triều cương thổ cũng được ngài đặt chân đến.

Ngày 8 tháng 4 năm Quí dậu (2.5.1933) Ngài ban hành một dạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và cử 5 nhân vật mới vào Hội dồng Thượng thư là Thái Văn Toản, Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn. Ngay sau đó ngài công bố một chương trình sửa đổi hành chính, ban hành hình luật mới cùng thể lệ và chương trình thi củ, dổi thay nền giáo dục phổ thông trong nước, rồi cải tổ Viện Dân Biểu Trung Kỳ. Để thực hiện những việc đó một ủy ban gồm các Thượng thư và các viên chức cao cấp người Pháp được thành lập.

Việc cải tổ này vấp phải sự chống đối của giới bảo thủ và các cơ quan hành chính của chính phủ bảo hộ, ngoài ra có sự chống đối giữa các quan Thượng thư nên chẳng thực thi được điều gì cả. Điều này khiến ngài hết sức thất vọng vì biết người Pháp vẫn tiếp tục nắm hết quyển hành, còn ngài chỉ đóng vai trò làm vì. Nên về sau ngài ít quan tâm việc nước chi còn biết theo các thú giải trí, tiêu khiển như thể thao, săn bắn…

Ngày 24 tháng giêng năm Ất dậu (8.3.1945) quân Nhật dưới quyền đại tướng Nishihara đánh úp chiếm lấy Đông Dương, loại sự cầm quyền của người Pháp tại vùng này. Ngày 27 tháng giêng năm Ất dậu (11.3.1945), ngài ban hành tuyên cáo độc lập có phô thự của các thành viên Hội đồng cơ mật. Ngày 6 tháng 2 (19.3.1945) Hội đồng cơ mật từ chức. Qua ngày 6 tháng 3 (17,4.1945) nội các Trần Trọng Kim được thành lập.

Sau bốn tháng hoạt động. Nội các này xin từ chức. Ngày 18 tháng 7 năm Ất dậu (25.8.1945) ngài ban chiếu thoái vị.


NGUYỄN THỊ LAN 阮氏蘭

Nam Phương Hoàng Hậu

Bà húy Nguyễn Thị Lan còn có tên thánh là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào. Bà là con của Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hảo, người tỉnh Gò Công. Bà sinh ngày 17 tháng 10 năm Giáp dẫn (04.12.1914),

Năm Đinh mão (1927) bà du học tại Pháp, học tại trường Couvent des oiseaux tại Paris, Năm Nhâm thân (1932) bà trở về nước và gặp vua Bảo Đại trong một chuyến nghỉ mát ở Đà Lạt.

Ngày 6 tháng 2 năm Giáp tuất (20.3.1934) bà tấn cung, vào ở điện Kiến Trung. Ngày 10 tháng 2 năm Giáp tuất (24.3.1934) được tấn phong là Nam Phương Hoàng Hậu. Lễ tấn phong được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tân,

Năm Kỷ mão (1939) bà theo vua Bảo Đại sang Pháp cùng với ba con. Trong chuyến di nảy bà cùng vua ghé La Mã và được Đức Giáo Hoàng đón tiếp.

Sau khi vua Bảo Đại thoái vị, bà sang sống tại Pháp và ở đấy với các con cho đến lúc mất.

Bà mất năm Quí mào (1963). Lăng bà ở tại Pháp.

Bà sinh được 2 con trai và 3 con gái :

- Nguyễn Phúc Bảo Long : Sinh năm Ất hợi (1936) được phong Hoàng Thái Tử vào năm Kỷ mão (1939), hiện sống tại Pháp.

- Nguyễn Phúc Bảo Thắng sinh năm Quí mùi (1943)

- Nguyễn Phúc Phương Mai sinh năm Đinh sửu (1937)

- Nguyễn Phúc Phương Liên sinh năm Mậu dần (1938)

- Nguyễn Phúc Phương Dung sinh năm Tân tị (1942)

Từ năm Mậu dẫn (1558) Thái Tổ vào Nam chiêu tập lưu dân, dem theo con cháu cùng họ hàng xây dựng cơ nghiệp ở phương Nam cho đến năm Giáp ngọ (1774) Định Vương bị thua quân Trịnh bỏ Kinh đô lánh mình vào Nam, tính non 200 năm con cháu họ Nguyễn Phúc từ một số lượng ít ỏi đã sinh sôi nảy nở trở thành một họ tộc phồn thịnh ở phương Nam. Nhung đã cực thịnh thì phải có lúc suy tàn. Biến cố năm Giáp ngọ đã khiến con cháu li tán, một số bị quân Trịnh bắt hoặc giết, một số theo chân Định Vương vào Nam rồi một phần bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống quân Tây Sơn về sau, phần còn lại hoặc lánh mình nơi thảo dân, hoặc theo Thế Tổ lưu lạc nay dây mai đó trong giai đoạn mà người ta thường gọi là "tẩu quốc". Nhưng chính trong giai đoạn lận đận, khốn cùng này, con cháu trong họ vẫn mang ý chí phấn dấu, dã cùng với phần lớn binh sĩ khi thì chiến dấu khi thì khai hoang những vùng đất tại miền Nam, nơi mà trước đây chưa hề có bước chân người, để khiến cho Thế Tổ có nơi nương tựa trong cuộc chiến giành lại cơ nghiệp về sau. Vì thế nhiều chi họ của ta còn nương náu sống tại miền Nam cho đến ngày nay,

Nhờ ân trạch của các Tiên vương dã thẩm nhuần khắp phương Nam, nên Thế Tổ được nhiều tầng lớp dân chúng trợ giúp đánh bại quân Tây Sơn. Suốt 25 năm trời chiến đấu gian khổ, ngài đã khôi phục Kinh đô, rồi thống nhất đất nước. Con cháu trong dòng họ bấy giờ cùng nhau qui tụ lại để xây dựng đất nước trong giai đoạn trung hưng. Nước ta dần dần được ổn định, để đến đời Thánh Tổ mọi việc đều được củng cố, đất nước được mở mang thêm, đạt đến giai đoạn cực thịnh trong lịch sử. Việc cai trị tuy đã được các đời nghiên cứu, tham khảo các triều đại trước đây ở Trung Hoa cũng như nước ta, nhưng sau một thời gian thái bình lâu dài, hưởng thụ nhiều, nền tảng đạo đức giảm sút dần, các bậc anh tài có trí óc theo kịp với biển chuyển thế giới, không có cơ hội tham gia ý kiến, trong họ tộc lại thiếu đoàn kết, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi chung khiến đưa dần đất nước vào lòng kiềm tỏa của ngoại nhân và gây nên việc thất thủ kinh đô chết chóc khủng khiếp. Tuy đây là tình trạng chung của nhiều quốc gia, bị thực dân xâm chiếm nhưng đó cũng là diễu lầm lỗi sẽ được lịch sử đánh giá.

Như người xưa đã nói "tề gia" rồi mới "trị quốc". Để việc cai trị được củng cố, việc tổ chức và quản lý người trong họ tộc là việc ưu tiên, nhất là đối với dòng họ ta càng ngày càng đông. Việc này đã khởi đầu từ đời Thế Tổ và được kiện toàn vào đời Thánh Tổ cùng Hiến Tổ. Giống như Tông thất các triều đại trước đây ở nước ta cũng như Trung Hoa, việc tổ chức này tùy hoàn cảnh mà đổi thay. Thời phong kiến thi cấp đất mà phong, thời quân chủ thì ban bổng lộc và chức vị cho con cháu. Lúc mới bước chân vào Nam, thời Thái Tổ và Hy Tông hoàng đế trước áp lục quân Trịnh phải giao những chức vụ trọng yếu cho những người trong họ, nhưng dần dần phải nhường quyền cho các bậc anh tài để lui về củng cố họ tộc. Đến khi Thái Tổ thống nhất đất nước việc quản lý họ tộc là vấn đề tiên quyết, nhất là họ tộc bị li tán một thời gian dài. Con cháu có khuôn phép, nề nếp thì mới an quốc định dân được. Thánh Tổ đã nơi theo triều Minh bên Trung Hoa đã đặt Tông nhân phủ mà cầm đầu là Tả tông lệnh với Tả Hữu Tông Chính do các Thân công đảm trách, để coi sóc người trong họ và cố vấn trong việc trị nước. Từ đã họ tộc được phân chia thành Tiền hệ, Chinh hệ, Đế hệ và Phiên hệ. Điều này cốt phân biệt thứ tự cùng thân sơ. Thân để chỉ những hoàng tử, hoàng tôn, hoàng đế. Sơ để chỉ những bà con khác mà gọi chung là Tông thất. Như thời còn Hiến Tổ trị vì thì con cháu ngài (đệ III chính hệ) và con cháu Thánh Tổ (đệ II chính hệ) gọi là Thân, bước sang đời Dục Tông thì đệ II chính hệ trở thành sơ). Đó là lẽ bình thường trong tông tộc các Đế vương. Sự phân chia cốt để tạo ổn định (1) Thời đức Thánh Tổ gọi là Tông nhân phủ, nhưng đến khi Thánh Tổ mất Hiến Tổ lên kế nghiệp vì kiêng chữ “Tông" tên của Hiến Tổ và chữ "Nhân" chữ trang biểu hiệu của Thánh Tổ nên về sau phải đọc trại thành Tôn nhân phủ.


(1) Các vi Thượng thư mới này thay thế các Thượng thư cũ là Nguyễn Hữu Bài (bộ Lai), Tôn Thất Đàn (bộ Hinh), Phạm Liệu (bộ Binh), Vô Liêm (bộ Lễ), Vương Tủ Đại (bộ Công). Việc này được Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn ghi lại trong bài thơ sau, đến nay còn truyền tụng :

Năm tru khi không rớt cái ình,

Đất trời sấm dậy thảy đều kinh.

Bài không đeo nữa đem dâng Lại.

Đàn nỗ ai nghe khéo dầu Hinh.

Liệu thế không xong Binh chẳng được.

Liêm đành giữ tiếng Lễ đừng tinh.

Công danh thôi thế là hưu hỉ,

Đại sư xin nhường lớp hậu sinh.


(2) Đến đời vua Dục Tông là định đổi con cháu Đệ II chính hệ thành Tông thất, nhưng lúc đó đang có chiến tranh với Pháp nên không kịp tiến hành. Về sau đến đời Thành Thái đã cũ sắc dụ đổi con cháu trong đệ II và III chính hệ thành Tông thất, nhưng uy quyền vua đã giảm sút, nên con cháu trong hệ này về sau chỉ xưng tên mà thôi, tình trạng này kéo dài cho đến bây giờ.

trong việc cai trị. Thân mà nắm quyền hành lớn dương nhiên tạo mầm mống tiếm quyền để sinh loạn, vì thế thường cho bổng lộc, có tước mà không có chức. Sơ thì không có bổng lộc nhưng vu tiên dùng theo tài năng nên luôn luôn gắng sức mà lo củng cố dòng họ. Vì thế suốt mấy trăm năm cầm quyền họ ta luôn có những bậc anh tài về mọi mặt.

Trong giai đoạn về sau khi người Pháp can dự vào quyền chính, uy quyền của nhà vua giảm sút đáng kể, việc quản lý họ tộc cũng lỏng lẻo, việc phong tước cũng thiếu thận trọng so với các đời trước, tuy chỉ là hư danh, vì thế chỉ lo hưởng thụ, việc gìn giữ thanh danh cũng kém dần, khiến họ hàng càng lúc càng xa cách. Việc phân chia Tiền hệ, Chính hệ, Phiên hệ, Đế hệ lại trở thành mối hiềm nghi phân biệt trong họ tộc, làm mất thâm ý của các Liệt Thánh ngày trước.

Việc dựng lại phả hệ mấy mươi đối với những Hệ, Phòng chặt chẽ cho thấy sự phân chia rành mạch, thủ lớp, là một mối dây liên kết họ tộc thành một khối, giúp cho con cháu thấy được dức độ của tiên tổ, để cùng nhau đoàn kết giữ gìn đức hạnh làm sáng tỏ ăn dức cũng như công nghiệp của tiền nhân, tạo sự bền vững cho họ tộc để cùng sánh bước với các họ tộc khác trong cả nước làm rạng rỡ cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý.




Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 阮福永瑞 (1913 - 1997) Nguyễn Phúc Thiển
Niên hiệu: Bảo Đại 保大 (1925 – 1945)