Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Bửu Đảo 阮福寶嶹 - Niên hiệu: Khải Định

Ngài Nguyễn Phúc Bửu Đảo 阮福寶嶹 - Niên hiệu: Khải Định
Nguyễn Phúc Tuấn (阮福晙)

Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế

30 Cha Ngài Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) - Niên hiệu: Đồng Khánh 同慶 - Mẹ Dương Thị Thục

29 Ông nội Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅) - Kiên Thái Vương

28 Ông cố Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗) - Niêu hiệu: Thiệu Trị 1840-1847

27 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841) - Niên hiệu: Minh Mạng 明 命 (1820-1841)

Tổ Tiên

26 Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820) - Niên hiệu: Gia Long (嘉 隆) (1802-1820)

25 Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765) - Đức Hưng Tổ

24 Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765) - Vũ Vương 武王 (1738 - 1765)

23 Ngài Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738) - Ninh Vương 寧王 (1725 - 1738)

22 Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725) - Chúa Minh

21 Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691) - Chúa Nghĩa

20 Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687) - Chúa Hiền

19 Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648) - Chúa Thượng 上王 (1635 - 1648)

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635) - Chúa Sãi (1613 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613) - Chúa Tiên (1558 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545) - Triệu Tổ

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑) - Trừng Quốc Công

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢 - Phó Quốc Công

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋 - Thái Bảo Hoằng Quốc Công

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲 - Chiêu Quang Hầu

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔 - Quản Nội

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭 - Phụ Đạo Huệ Quốc Công

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390) - Du Cần Công

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388) - Hữu Hiểu Điểm

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377) - Bình Man Đại Tướng Quân

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜 - Đô Hiệu Kiểm

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229) - Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150) - Tả Đô Đốc

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠 - Tả Quốc Công

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低 - Đức Đô Hiệu Kiểm

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979) - Đức Định Quốc Công

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

1 tháng 9 năm Ất Dậu / 6 tháng 11 năm 1925

Thân mẫu / Thân phụ :

Dương Thị Thục / Ngài Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) - Niên hiệu: Đồng Khánh 同慶

 

Phu nhân:

- Hoàng Thị Cúc - Từ Cung Hoàng Thái Hậu

NGUYỄN PHÚC TUẤN 阮福晙

Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế

Ngài húy Nguyễn Phúc Bửu Đảo 寶島 lúc lên ngôi chọn chữ thứ 9 trong Kim sách để đặt tên, đó là chữ Tuấn. Ngài là con trưởng của đức Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế và Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu. Ngài sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm Ất dậu (8.10.1885).

Khi vua Cảnh Tông mất, ngài mới được 4 tuổi, vì còn quá nhỏ nên Lưỡng cung cùng triều đình dưới sự đồng ý của người Pháp đưa vua Thành Thái lên ngôi.

Năm Bính ngọ (1906) ngài được phong là Phụng Hóa Công.

Đến tháng 4 năm Bính thìn (1916), Pháp đưa vua Duy Tân đi an trí tại đảo Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập ngài lên ngôi. Ngài lên ngôi ngày 17 tháng 4 năm Bính thìn (18,5.1916), lấy niên hiệu là Khải Định.

Sau khi lên ngôi vua, ngài nhận thấy trong giai đoạn trị vì của hai vua trước, người Pháp dần dần thu hết quyền hành, nên mong chấn chỉnh triều cương để bảo tồn quốc thể.

Tháng 5 năm Nhâm tuất (1922) với sự thuyết phục của Khâm sứ người Pháp là Pasquier, ngài thực hiện chuyến công du tại Pháp nhân cuộc "đấu xảo thuộc địa" tại Marseille. Nhân chuyến đi này ngài muốn vận động với các dân biểu trong quốc hội Pháp cùng với báo giới để yêu cầu Pháp nới lỏng quyền thống trị, thực hiện đúng hiệp định Giáp thân (1884), mà theo đó Pháp chỉ là nước bảo hộ, nhưng việc chẳng thành. Tuy nhiên trong chuyến đi này đã giúp cho ngài nhận định được phương pháp làm việc của triều đình Huế quá lỗi thời, cũng như thấy tinh hình thế giới đã thay đổi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

Năm Giáp tí (1924) ngài ngọa bệnh, nhưng trong năm này lễ Tứ Tuần Đại Khánh của ngài được tổ chức hết sức long trọng. Qua năm Ất Hữu (1925) bệnh tình ngài trở nên trầm trọng, rồi ngài mất.

Ngài mất vào giờ Mão ngày 20 tháng 9 năm Ất sửu (6.11.1925), thọ 41 tuổi. Vua Bảo Đại dâng tôn thụy là Hoằng Tông Tự Đại Gia Vận Thánh Minh Thần Trí Nhân Hiếu Thành Kính Di Mô Thừa Liệt Tuyên Hoàng Đế.

Lăng của ngài gọi là Ứng lăng ở Châu Chử (Hương Thủy, Thừa Thiên). Ngài được thờ ở án thứ ba bên phải trong Thế miếu cũng như điện Phụng Tiên và tại Ứng Lăng.

Ngài là người nho nhã, mảnh khảnh hơi bạc nhược. Ngài chuộng trang sức, thích mỹ thuật nhưng thiên về chi tiết hơn là đại thể. Ngài lại thích đời sống thanh bình an ổn, nên suốt thời kỳ ngài trị vì chẳng có gì rắc rối. Ngài khởi xướng ra lễ mừng "Hưng Quốc Khánh Niệm" vào ngày 2 tháng 5 âm lịch hàng năm.

HOÀNG THỊ CÚC 黃氏菊

Đoan Huy Hoàng Thái Hậu

Bà húy là Hoàng Thị Cúc, con gái của Thái Thường Thị Khanh Nghi Quốc Công Hoàng Văn Tích. Bà sinh ngày 08 tháng giêng năm Canh dần (28.1.1890). Bà vào hầu vua Hoàng Tông lúc vua chưa lên ngôi, còn mang tước phụng Hóa Công. Năm Quí sửu (1913) bà sinh được công tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy mà sau này lên nối ngôi tức vua Bảo Đại.

Năm Đinh tị (1917) bà được phong Tam giai Huệ Tần. Năm Mậu ngọ (1918) bà được phong Nhị giai Huệ Phi

Sau khi vua Hoằng Tông mất, vua Bảo Đại lên nối ngôi, tôn phong bà là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu vào ngày 25 tháng 2 năm Quí dậu (20.3.1933). Và bản thường được tôn xưng là Từ Cung.

Bà đã đóng góp nhiều công sức trong việc thờ tự các Liệt Thánh cũng như sửa sang lại tôn miếu trong thời kỳ vua Bảo Đại trị vì, cũng như lúc vua lưu vong tại Pháp. Trong những năm tháng có chiến tranh bà chẳng hề rời bỏ kinh đô, chẳng kể hiểm nguy, ở lại để lo việc hương khôi. Bà rất chiếu cổ đến họ tộc và được bà con rất trọng nể. Bà tuy kiến thức học vấn chẳng nhiều nhưng lễ nghi phép tắc đúng là bậc mẫu nghi.

Bà mất ngày 3 tháng 10 năm Canh thân (10.11.1980) tại Huế, hưởng thọ 91 tuổi.

Bà được an táng vào ngày 10 tháng 10 năm Canh thân (17.11.1980). Lăng của bà bên cạnh Tư Lăng thuộc vùng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên). Bà được thờ tại ngôi nhà số 79 đường Phan Đình Phùng, Huế vốn là nhà ở của bà trong một thời gian dài lúc cuối đời. Bà sinh được một người con trai là: 

- Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.