Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh San 阮福永珊

Ngài Nguyễn Phúc Vĩnh San 阮福永珊
Nguyễn Phúc Hoàng

Vua Duy Tân 維新 (1907-1916)

31 Cha Ngài Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙) - Mẹ Nguyễn Thị Định

30 Ông nội Ngài Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮 福 膺 禛) Ưng Ái

29 Ông cố Nguyễn Phúc Hồng Y (阮福洪依)

28 Ông sơ Ngài Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗)

Tổ Tiên

27 Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841)

26 Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820)

25 Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765)

24 Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765)

23 Ngài Nguyễn Phúc Thụ - Nguyễn Phúc Chú 阮福澍 (1697-1738)

22 Ngài Nguyễn Phúc Chu 阮福淍 (1675-1725)

21 Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691)

20 Ngài Nguyễn Phúc Tần 阮福瀕 (1620 - 1687)

19 Ngài Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 (1601 - 1648)

18 Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635)

17 Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613)

16 Ngài Nguyễn Kim 阮 淦 (1468 - 1545)

15 Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑)

14 Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢

13 Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋

12 Ngài Nguyễn Sừ 阮 儲

11 Ngài Nguyễn Chiêm 阮 佔

10 Ngài Nguyễn Biện 阮 忭

9 Ngài Nguyễn Minh Du 阮 明 俞 (1330 - 1390)

8 Ngài Nguyễn Công Luật 阮 公 律 (????-1388)

7 Ngài Nguyễn Nạp Hoa 阮 納 和 (?_1377)

6 Ngài Nguyễn Thế Tứ 阮 世 賜

5 Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229)

4 Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150)

3 Ngài Nguyễn Viễn 阮 遠

2 Ngài Nguyễn Đê 阮 低

1 Ngài Nguyễn Bặc (阮 匐) (924-979)

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

19 tháng 9 năm 1900 / 26 tháng 12 năm 1945

Thân mẫu / Thân phụ :

Nguyễn Thị Định / Ngài Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙)

 

Phu nhân:

- Mai Thị Vàng

- Marie Anne Viale

- Fernande Antier

- Ernestine Yvette Maillot

NGUYỄN PHÚC HOẢNG 阮福晃 Vua Duy Tân

Ngài húy Nguyễn Phúc Vĩnh San, 永珊 lúc lên ngôi chọn chữ thứ 8 trong Kim sách để đặt tên đó là chữ Hoàng. Ngài là con thứ 5 của Hoài Trạch Công (vua Thành Thái) và bà Nguyễn (Tài) Thị Định. Ngài sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh ti (19.9.1900).

Năm Đinh mùi (1907), vua Thành Thái thoái vị nhường ngôi cho ngài, lúc đó ngài mới 8 tuổi. Ngày 28 tháng 7 năm đó triều thần tấn tôn ngài lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân.

Tuy còn nhỏ nhưng lúc lên ngôi ngài đã tỏ ra chững chạc, nghiêm nghị khiến người Pháp khâm phục. Ngài học hành thông minh khiến các giáo đạo phải ngợi khen...). Dù ở ngôi tôn nhưng ngài thường tỏ vẻ buồn rầu, phần thì phụ thân bị đưa đi an trí, phần thì người Pháp nắm hết quyền hành. Ngài đã nhiều phen bày tỏ nỗi bất bình với quan lại người Pháp.

Khi Thế giới đại chiến lần thứ 1 phát sinh (1914), nước Pháp lâm vào tình trạng khó khăn. Quân Pháp ở Đông Dương phần lớn được đưa về nước chiến đấu. Một số tri sĩ tham dự vào phong trào chống thuế năm Mậu thân (1908) muốn nhân cơ hội này lật đổ nền thống trị của người Pháp. Những người cầm đầu công cuộc này như Thái Phiên, Lê Ngung, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Võ Văn Trí... biết ngài có chí lớn nên muốn tìm cách đưa ngài vào nhóm để phô trương thanh thế. Trần Cao Vân và Thái Phiên thường giả dạng người câu cá theo thủy dạo để vào cung bàn bạc với ngài. Họ thường lấy việc vua Thành Thái bị đày và trú sứ Mahé đào lăng vua Tự Đức để kích thích thêm lòng bất mãn của ngài. Chương trình của nhóm này là muốn khích động những người lính mới được Pháp mộ dung luyện tập tại Huế (để đưa sang Pháp chiến đấu) cùng với lính khố đỏ, khố xanh ở Kinh thành và ở các tỉnh để trù chiếm lấy Huế, Quảng Nam, Quảng Nghĩa và từ đó tiến đến lật đổ chính phủ Nam triều rồi lập chính phủ khác nhưng vẫn tôn ngài làm vua.

Chương trình dự trù khỏi sự vào ngày 2 tháng 4 năm Bính thìn (3.5.1916) và trong đêm đó ngài sẽ tìm cách xuất cung. Chẳng ngờ âm mưu bị bại lộ, tòa Khâm Sứ Pháp biết trước tin này nên giữ lính ở trong trại và tước hết khi giới của các tân binh. Ngài chẳng biết gì nên hôm đó giả thường dân trốn ra khỏi kinh thành và được Thái Phiên cùng Trần Cao Vân dẫn đi trốn. Họ đưa ngài về Hà Trung rồi sau dẫn về ẩn núp tại chùa Thiên Tông. Ba ngày sau đó người Pháp tìm bắt được ngài và giam giữ tại Măng Cá. Pháp giao cho triều đình Huế nghị án. Kết quả ngài bị Pháp đưa đi an trí tại đảo Réunion một thuộc địa của Pháp tại Phi Châu.

Trong thời gian sống tại đảo Réunion ngài tiếp tục học về điện tử và sinh ngữ, nhờ vậy ngài thông thạo tiếng Anh và Y Pha Nho và nhất là rất giỏi tiếng Pháp. Ngài thỉnh thoảng diễn thuyết về các để tài khoa học. Ngoài ra ngài còn chơi nhạc, đua ngựa và đấu kiếm…

Trong trận thế chiến Thế giới lần thứ II, ngài tham gia kháng chiến chống Đức trong quân đội Pháp, ngày 5.5.1945 ngải sang Pháp với cấp bậc Chuẩn úy rỗi được bổ sung vào bộ tham mưu của sư đoàn 9e D.I.C của Pháp đóng tại Đức rồi sau đó được tướng De Gaulle của Pháp ký sắc lệnh bổ nhiệm thăng ngài làm Tiểu đoàn trưởng vào ngày 25.9.1945 rồi bằng lòng để ngài về nước tham gia quốc sự. Sau đó vào ngày 24 tháng 12 năm 1945 ngài theo một phi cơ đưa về thành phố Saint Denis để thăm gia đình. Khi bay ngang xứ cộng hòa Trung Phi (xứ Bangui) thì phi cơ ngộ nạn.

Ngài mất ngày 21 tháng 11 năm Ất dậu (25.12.1945) được 46 tuổi. Ngài được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa giáo M”Baiki thuộc xứ cộng hòa Trung phi. Năm Đinh mão (1987) ngài được cải táng trong khuôn viên của An Lăng thuộc An Cựu, (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Ngài là người thông minh, lúc làm vua tuy chưa trưởng thành nhưng hay nghĩ ngợi về việc nước, Nhân một hôm đến cửa Tùng (Quảng Trị) khi ra nghỉ mát ngồi câu cá, ngài có đọc một câu :

"Ngồi trên nước không ngăn được nước

Buông câu ra lở dĩ phải lần”

Lúc ngài bị bắt, triều đình Huế nghị án, quan Thượng thư Hồ Đắc Trung trong bản kết tội ngài đã có mấy câu sau gỡ lỗi cho ngài và đổ tội cho nhóm người hoạt động chống Pháp:

"Thủy nhi Hậu hồ thủy điểu, thiện tả chiếu văn nhi Thương bạc đình thuyền yêu nghinh Thánh giá. Hà trung mạch phạn, Ngũ phong kê thang. Thánh thể phong trần giai bị bối vì chú tội nghiệt dã”

(Ban dầu buông câu ở Hậu hồ, mạo viết chiếu văn, rồi đậu thuyền ở Thương Bạc đến đón rước nhà vua, dâng cơm nếp làng Hà Trung, cháo gà núi Ngũ Phong, làm mình rằng phải chịu dãi dầu gió bụi đều là tội nghiệt của bọn ấy cả. (2)

Năm Ất mão (1916) ngài kết hôn với bà Mai Thị Vàng con của ông Mai Khắc Đôn, bà sau được phong là Hoàng quý phi. Bà không có con. Khi ngài bị đưa đi an trí tại đảo Réunion bà đã đi theo, được 2 năm thì trở về nước vì không hạp thủy thổ. Sau đó gần 10 năm ngài li hôn với bà mục đích cho phép bà đi lấy chồng, nhưng bà vẫn ở vậy cho đến khi mất. Bà mất ngày 25 tháng 1 năm Canh thần (11.3.1980) tại Kim Long, Thừa Thiên Huế.

Năm Đinh mão (1927) ngài kết duyên với bà Fernande Antier, người quốc tịch Pháp và sinh được 4 con là :

1. Rita Suzy Georgette Vịnh San sinh năm Kỷ tị (1929)

2. Guy Georges Vĩnh San sinh năm Qui dậu (1933)

3. Yves Claude Vinh San sinh năm Giáp tuất (1934)

4. Joseph Royer Vĩnh San sinh năm Mậu dần (1938)

Sau ngài lại kết hôn với bà Maillot Marie Ersnestine và sinh ra Marie Gisele Andrée năm Giáp thân (1945)

(1) Câu này dùng chữ "nước" với hai ý nghĩa. Thương thư Nguyễn Hữu Bài lúc đó đi theo ngài có làm câu đối lại ngụ ý can ngăn ngài :

"Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó"

(2) Tương truyền Trần Văn Cao lúc sắp bị xử tử vì vụ án Duy Tân, đã có viết câu đối trên giấy vấn thuốc nhỏ người đưa cho quan Thượng thư Hồ Đắc Trung ngỏ ý nhờ cứu gỡ cho vua Duy Tân. Câu đối viết :

"Trung là ai, nghĩa là ai, cần đại võng lọng là ai, nở để cô trần từ biệt,

Trời còn đó, đất còn đỏ, xã tắc sơn hà còn đó, mong cho Thánh thương an toàn”.

(1) Giáo sư Eberhart người Pháp gốc Đức dạy ngài về khoa học và Pháp văn, ngợi khen ngài rất thông minh. Ông này sau bị nghi ngờ dính vào vụ án Duy Tân nên phải trở về nước,

Ngài sinh ngày 19.9.1900 tức ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, băng hà ngày 26.12.1945, nhằm ngày 22 tháng 11 năm Ất Dậu, trong một vụ tai nạn máy bay nhiều nghi vấn...


NƯỚC BẨN THÌ PHẢI LẤY MÁU MÀ RỬA !

Đó là lời nói của một cậu bé đang ở tuổi vị thành niên, một vị vua nhỏ tuổi nhất lúc lên ngôi của triều Nguyễn. 

Ngày này cách đây 122 (19 tháng 9 năm 2023), là sinh nhật của một bậc minh vương nhỏ tuổi mang trong mình khí phách lớn:

Vua DUY TÂN  維  新, húy Nguyễn Phúc Vĩnh San 阮 福 永 珊.

Ngài là con thứ 5 của Hoài Trạch Công 懷 澤 公  (vua Thành Thái 成 泰) và bà Tài Nhân 才 人 Nguyễn Thị Định 阮 氏 定.

Cuộc đời của Ngài là một tấm gương sáng về lòng yêu nước nhưng đành bất lực trước cảnh lầm than của dân tộc.