NGUYỄN PHÚC CHIÊU - Hoài Trạch Công (vua Thành Thái)
Ngài là con thứ 7 của Đức Cung Huệ Hoàng Đế và Từ Minh Hoàng Hậu. Khi chưa lên ngôi ngài có tên là Bửu Lân Đài và. Lúc lên ngôi ngài lấy chữ thứ 7 thuộc bộ Nhật trong Kim sách làm tên, đó là chữ Chiêu. Ngài sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ mão (14.3.1879).
Năm Quí mùi (1883) Cung Tông Huệ Hoàng Đế bị quyển thẩn phế, ngài cùng vua bị giam ở Giảng đường thuộc Thái Y Viện. Khi vua mất năm Giáp thân (1884), ngài theo mẹ về ở quê ngoại tại làng Phú Lương, (Thừa Thiên). Năm Mậu tí (1888) ông ngoại ngài là Phan Đình Bình bị tội, ngài lại theo mẹ đến ở nhà Trấn Vũ ở phía đông trong Kinh thành
Tháng Chạp năm Mậu tí (1888) vua Cảnh Tông mất. Phụng mệnh Lưỡng cung với sự đồng ý của Khâm sai người Pháp là Rheinart, đại thần triều đình Huế đến rước ngài lên ngôi, bấy giờ ngài mới 10 tuổi (1)
Khi vào cung, ngài đến bái yết lưỡng cung Tiên đế (2), sau đó sang nội các chọn ngày làm lễ tấn tôn. Bấy giờ ngài có chọn một cuốn sách trong nội các, lật ra bói hai câu hỏi các quan về ý nghĩa. Các đại thần xem xong đều mừng cho là ngài có chân mệnh đế vương (3)
Ngày mồng 2 tháng Giêng năm Kỷ sửu (1.2.1889) ngài lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy niên hiệu là Thành Thái. Tuân lệnh Lưỡng cung ngài chọn Tuy Lý Vương, Hoài Đức Quận Vương, Nguyễn Trọng Hiệp, Trương Quang Đản làm phụ chính,
Các thân thần và đại thần thay nhau phò tá và giảng dạy kinh sách cùng chữ Pháp cho ngài, Ngài vốn thông minh nhưng tính khí bất thường ham chơi bời, ít chịu nghe lời can gián, nhiều đêm ngài côi ngựa ra chơi ngoài Kinh thành chẳng ai ngăn cản được. Vì tính khi và hành vi của ngài nên đến tháng 3 năm Qui tị (1893) các quan phụ chính phải tâu lên Lưỡng cung để đưa ngài ra an dưỡng tâm thần tại Cung Bổng Dinh ở hồ Tịnh Tâm).
Đến năm Bính thân (1896) các Thân thần đều đã cáo lão, ngài càng phóng túng. Sau đó quan Kinh lược Hoàng Cao Khải về triều lại bất hòa với quan Vũ Hiển Điện Nguyễn Thân, thành ra quan lại trong triều chia làm hai phe khiến ngài càng coi thường các đại thần. Vả lại phần lớn các đại thần đều nịnh bợ với người Pháp, mà quyền hạn của triều đình Huế càng ngày càng thu hẹp.
Năm Quí mão (1903) các đại thần ở triều tố cáo lẫn nhau, nói đến cả những hành vi của ngài với toàn quyền Pháp là Boulloche, ngài cũng nêu ý kiến về họ, vì thế Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân đều phải về hưu. Từ đó ngài không còn bị quan lại kiềm chế, nên hành vi của ngài không tránh được những sự thái quá. Ngoài ra ngài cũng tỏ chống đối người Pháp ra mặt.
Đến năm Đinh mùi (1907) dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế cho rằng ngài có bệnh tâm thần, phụng mệnh Lưỡng cung họ bắt ngài phải thoái vị. Sau đó ngài bị Pháp đưa đi an trí ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Năm Bính thìn (1916), người Pháp dưa ngài di an trị ở đảo Réunion, một thuộc địa của Pháp ở châu Phi.
Ngài tại vị 19 năm, khi thoái vị được phong là Hoài Trạch Công. Năm Quí sửu (1913) dưới triều Duy Tân, ngài được chép vào sử dưới danh hiệu Phế Đế.
Năm Đinh hợi (1947), ngài được trở về sống tại Sài Gòn cho đến khi mất.
Ngài xuất ngày 18 tháng 2 năm Ất mùi (9.8.1955), thọ 77 tuổi, không có miếu hiệu
Ngài được an táng tại An Cựu, Hương Thủy, Thừa Thiên cạnh An Lăng.
Ngài là người có nhiều tư tưởng cấp tiến như cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy.
Ngài cũng có tài về thơ văn Hán cũng như Nôm. Trong dịp ra Bắc năm Nhâm dần (1902) ngài có sáng tác bài thơ "Thăng Long Thành" gói ghém tâm sự xót xa của ngài trước tình hình đất nước ;
tạm dịch :
Kỷ độ tang thương ký độ kinh
Nhất phiên hồi thủ nhất phiên tình
Ngưu hồ dĩ biến tam triều cuộc (1)
Hổ động không du bách chiến thành
Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc
Nhị hà trêu thủy khắc ca thanh
Cầm hồ đoạt sáo nhân hà tại?
Thủy vị giang san tẩy bất bình?
Tạm dịch:
Mấy độ tang thương khiến hải kinh
Lắm phen ngoảnh lại xót xa tình
Hồ Ngưu đã đổi ba triều đại
Động hồ còn trơ vạn trận thành
Núi Nùng mây phủ nhìn kim cổ
Sông Nhĩ dòng trôi vắng khốc thành
Cầm hồ đoạt sáo còn đâu nữa,
Ai giúp giang san gỡ bất bình
(1) Ngư Hồ tức Hồ Tây. Hổ động có lẽ là thánh Thăng Long. Trong tre của Phạm Trọng Mưu, bài "Thăng Long hoài cổ có câu "Ngưu hồ đi biến tam tiểu cuộc Long để không dự bách chiến thành, thì thành Long đổ tức thành Thăng Long
—-------
(1) Việc ngài được lên ngôi ở Huế người ta thường truyền lại câu chuyện như sau:
Vua Đồng Khánh mất, các quan Cơ Mật không dám tự tiện chọn vua mới, nên cùng nhau sang Tòa Khâm để hỏi ý kiến quan Khâm Sử. Lúc ấy ông Diệp Văn Cương làm quan tại Tòa Khâm. Quan Cơ Mặt hỏi: "Hiện nay vua Đồng Khánh đã thăng hả, theo ý của quý Khám Sử mì nên chọn ai kế vị ?". Ông Diệp lại dịch cầu trấn thành : “Nay vua Đồng Khánh đã băng hà, Lưỡng tôn cung và cơ mật viện đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân lên nối ngôi, không biết ý kiến quí Khâm Sứ như thế nào ?". Nghe vậy quan Khâm Sứ đáp : "Nếu Lưỡng tôn cung và cơ mật viện đã đồng ý chọn Hoàng tử Bửu Lân thì tôi cũng xin tán thành”. Câu này ông Diệp lại dịch là : “Theo ý tôi thì các quan cơ mật nên chọn Hoàng tử Bửu
Län lå hon cȧ".
Sự lên ngôi của vua Thành Thái nhờ công của ông Diệp Văn Cương rất lớn, ông là chồng của bà Công nữ Thiện Niệm con của Thụy Thái Vương, là cô ruột của vua Thành Thái
(2) Tử cung là từ chỉ quan tài của vua hay hoàng hậu. Ở đây chỉ quan tài của vua Đồng Khánh.
(3) – Câu đầu trong thiền Công Dã Tráng ở Luận ngữ là : Tử vị Công Dân Tràng : "Khả thể dã. Tuy tại Juy Bất chi trung, phi kỳ tội đã ai kỳ tử thế chị".
(Khổng Tử nói về Công Dã Tràng rằng : "Có thể gả con gái cho bỏ ấy. Dù bỏ ấy ở trong cảnh sao tù nhưng không phải là người có tội". Rồi đem gả con gái cho Công Dân Trắng.
- Câu hai trong Thiên Ung Dâ là : Tử viết : “Ung dã, khả sử Nam diện.
(Khổng Tử nói rằng : “Trẻ Ung có thể ngồi ngoảnh mặt về hướng nam (tức vị trí của vua ngồi để trị nước)
Hai câu này đều đúng với hoàn cảnh của ngài vào lúc đó.
(4) Hồ Tịnh Tâm là một trong 12 thắng cảnh đất Thần Kinh, trong hồ có ba đảo : Bồng Lai, Phương Trượng và Dinh Châu. Trên đảo Bồng Lai có Điện Bổng Dinh, tạ Thanh Lâm và lầu Trường Giang.