Tiểu sử của Nguyễn Phúc Thuần 阮福淳 (1754 - 1777)

Nguyễn Phúc Thuần 阮福淳 (1754 - 1777)
Định Vương 定王 (1765 - 1776)

Đức Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng Đế

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

31 tháng 12 năm 1754 / 18 tháng 10 năm 1777

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Ngài Nguyễn Phúc Khoát 阮福濶 (1714 - 1765)

 

Phu nhân:

-

Hai vị Hoàng tử con Đức Thế-Tôn-Hiếu-Võ Hoàng-Để là Đức Duệ-Tôn Hiểu Định Hoàng-Đế và Đức Hưng-Tổ- Hiếu Khương Hoàng-Đế. Đáng lẽ hai ngài này đều có khai sáng mỗi ngài một Hệ riêng, nhưng vì Đức Duệ Tôn lại chỉ sanh được một bà Chúa, còn Đức Hiếu-Khương, ngoài Đức Thế-Tổ-Cao Hoàng Đế khai sáng hệ Nhứt Chánh, thì không còn vị Hoàng-Tử nào nữa.

Lăng Đức Duệ-Tôn Hiếu Định Hoàng-Đế (Trường Thiệu) ở tại làng La-Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa- Thiên, còn lăng của Đức Bà vì lâu ngày thất lạc nên hiện không biết ở đâu.

Đức Duệ-Tôn-Hiếu Định Hoàng Đế và Bà đều thờ tại Thái-Miếu, Hữu tử án.

Lăng Đức Hưng-Tổ-Hiếu-Khương Hoàng-Đế (Cơ-Thánh) táng lại làng Cư-Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, lăng của Đức bà (Thoại-Thánh) ở làng Định- Môn, huyện Hương Trà. Ngài và Bà đều thờ ở Hưng Miếu tại Kinh Thành nội. Cả thảy 9 Hệ, trừ hệ tư và hệ sáu, vì vô tự, nên hiện chỉ còn 7 Hệ mà thôi. Theo bản tổng kê kỳ tháng hai năm 1942, các hệ Tôn-Thất gồm có nam 3,100 và nữ 2.800 người.

(Trích từ Hoàng tộc lược biên XB 1943)


Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế húy là NGUYỄN PHÚC THUẦN (còn có tên là Hân con thứ 16 của Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát và Huệ Tỉnh Thánh Mẫu Nguyên Sư Nguyễn Phúc Ngọc Cầu. Ngài sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp tuất (51–12–1754).

Đương thời, đức Hiếu Vũ đã lập con trai duy nhất của chính phi là Nguyễn Phúc Hảo (Hoàng tử thứ 9) làm Thế tử. Thế tử mất sớm, Hoàng tử thứ nhất Nguyễn Phúc Chương cũng mất sớm nên đức Hiếu Vũ chuẩn bị để lập Hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Côn (Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế) lên làm Thế tử. Nhưng khi đức Hiếu Vũ băng, quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu, phế Hoàng tử Côn bắt bỏ ngục và lập Hoàng tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên ngôi xưng hiệu là Định Vương, đạo hiệu là Khánh Phụ đạo nhân.

Lên ngôi, ngài phong cho Trương Phúc Loan là Quốc phó nên mọi quyền hành đều ở trong tay Loan. Con trai Loan thì lấy Công chúa, con gái thì gả cho Hoàng tử nên quyền lực trong Hoàng triều tập trung cả vào gia đình họ Trương. Từ đó gây nên mầm mống loạn lạc: buôn quan bán tước, sưu cao, thuế nặng, lòng người oán hận. Loan đấu thầu nguồn rừng Nam Ngãi, thu thuế nguồn vàng Thu Bổn, v.v... Hàng năm nguồn lợi trưng thu được vọt số mà chỉ nộp cho nhà nước một hai phần, của cải chất đầy như núi đến nỗi có lần gặp lụt vàng bạc, châu báu đem phơi sáng rực cả sân.

Năm Quí tỵ (1773), quân Tây Sơn nổi binh chiếm Qui Nhơn, dựng cờ "Phù Nguyễn, diệt Trương". Ba anh em Hồ Nhạc, Hồ Huệ và Hổ Lữ đổi thành họ Nguyễn, tôn phù Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (con của Thế tử Nguyễn Phúc Hạo), nêu tội ác của Trương Phúc Loan để thu phục nhân tâm.

Năm Giáp ngọ (1774), quân Trịnh nhân cơ hội miền Nam rối ren, đem quân vào đánh, lấy danh nghĩa "vì thân thích nhiều đời với Chúa Nguyễn nên đem quân vào giúp Chúa Nguyễn, diệt trừ Trường Phúc Loan". Nhân tâm ly tán, Phú Xuân thất thủ, ngài phải chạy vào Quảng Nam và lập Hoàng tôn Dương làm Thế tử. Quảng Nam có nguy cơ mất, ngài cùng Hoàng tôn Nguyễn Phúc Anh (tức là vua Gia Long) và xa giá đi thuyền vào Gia Định để Thế tử ở lại cố thủ.

Nguyễn Nhạc bắt được Thế tử, đưa về Hội An rồi gả con gái là Thọ Hương cho để thu phục lòng dân. Nhiều lần Nhạc yêu cầu Thế tử lên ngôi nhưng Thế tử không chấp thuận.

Năm Bính thân (1776) đức Duệ Tông vào đến Gia Định, Mạc Thiên Tứ đem các con đến hành tại (ở Bến Nghé) để bái yết. Ngài phong cho Thiên Tử làm Đô đốc Quận công và truyền đem quân về đạo Trấn Giang đóng giữ. Cuối năm đó, Thế tử trốn được, cùng với Nguyễn Phúc Xuân vượt biển vào Nam. Lúc này Đỗ Thanh Nhân đã đánh lui quân Tây Sơn chiếm lại Sài Gòn. Vua Chân Lạp là Nặc Vinh thấy Gia Định rồi ren, không nạp sống nữa. Ngài sai Chưởng sử Nguyễn Phúc Anh di đánh Chân Lạp, Nặc Vinh xin hàng, thế lực của Chúa Nguyễn lại được củng cố.

Tháng 11 năm Bính thân (1776), do áp lực của các tướng thuộc hạ của Đông cung, ngài nhường ngôi cho Thế tử. Thế tử (Hoàng tôn Dương) lên ngôi xưng hiệu là Tân Chính Vương, tôn ngài làm Thái thượng hoàng.

Năm Đinh dậu (1777) Nguyễn Huệ vào đánh chiếm Sài Gòn ngài chạy xuống Định Tường, rồi đến Cần Thơ. Ngày 17 tháng 8 năm Đinh dậu (18-9–1777) Tân Chính Vương và 18 quan theo hầu đều bị hại. Ngài chạy về Long Xuyên, quân Tây Sơn đánh chiếm Long Xuyên. Ngày 18 tháng 9 năm Đinh dậu (18–10–1777) ngài cùng các tướng bị Tây Sơn bắt và bị hại. Ngài mất lúc 24 tuổi, ở ngôi 12 năm.

(Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản 1995)