Tiểu sử của Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑)

Ngài Nguyễn Văn Lựu 阮 文 溜 (澑)
Chơn Tâm

Đức Trừng Quốc Công 澄 國 公

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

???? / 4 tháng 8

Nơi an táng :

Mộ ngài táng ở làng Bái Hương. Năm Quý hợi (1803), vua Gia Long cho dựng miếu ở làng Gia Miêu ngoại trang, Tống Sơn (Nay là Hà Long, Hà Trung, Thanh Hóa), trong thành Triệu Tường phía tả Nguyên Miếu, gọi là miếu Trừng Quốc Công để thờ ngài.

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Ngài Nguyễn Như Trác 阮 如 琢

 

Phu nhân:

- Khuyết danh - Chính phu nhân

Trừng Quốc Công 澄  國  公

Húy NGUYỄN VĂN LỰU 阮文溜(澑)

(?-4 THÁNG 8 ÂM)

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

Ngài húy là Nguyễn Văn Lựu (cũng đọc là Lưu) con của Phó Quốc Công Nguyễn Như Trác, mẹ ngài họ Mai.

Ngài thuở bé hiếu học, tám tuổi đã biết làm văn, 15 tuổi thì võ nghệ tinh thông.

Triều Hiến tông nhà Lê (1497 -1504), ngài giữ chức Kinh Lược sứ Đà Giang, đến khi triều Uy Mục (1504-1509) vô đạo nên ngài về Tây Kinh giúp Lê Oanh (tức vua Lê Tương Dực sau này) khởi binh ở Thanh Hoa, mưu việc giữ yên xã tắc.

Năm 1516 biến loạn nổi lên khắp nơi, giặc Trần Cao chiếm lấy Đông Đô. Ngài phải đem quân từ Thanh Hoa ra, chiếm lại Đông Đô rồi rước vua Tương Dực (1509-1516) về.

Ngài được phong làm Thái Phó Trừng Quốc Công.

Ngài mất ngày mồng 4 tháng 8 âm lịch (không rõ năm mất), thụy là Chơn Tâm.

- LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ

Mộ ngài táng ở làng Bái Hương

Năm Quý hợi (1803), vua Gia Long cho dựng miếu ở làng Gia Miêu ngoại trang, Tống Sơn (Nay là thôn Gia Miêu, Hà Long, Hà Trung, Thanh Hóa), trong thành Triệu Tường phía tả Nguyên Miếu, gọi là miếu Trừng Quốc Công để thờ ngài.

- GIA ĐÌNH

Các vị phu nhân

1.      (khuyết danh) Chính phu nhân, Bà họ Mai. Bà mất ngày 20 tháng 9 âm lịch (không rõ năm), thụy là Từ Đức. Mộ táng ở làng Bái Hương.

Con trai và con gái: Ngài có 2 người con trai; Con gái không rõ.

1.          Nguyễn Kim

2.          Nguyễn Tông Thái

Anh chị em: Không rõ

(Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả)



+ Đời thứ Tư: TRỪNG QUỐC CÔNG húy LƯU, con cả Phó Quốc công, sinh 2 con, cả là Chiêu Huân Tĩnh công, con thứ là Tông Thái.

Từ khi nhỏ cụ đã ham học, năm 8 tuổi đã viết được văn, năm 15 tuổi võ nghệ giỏi giang. Đến thời vua Lê Hiến Tông vì con nhà gia thế, cụ được tuyển chọn vào Điển binh, giữ chức Đà Giang Kinh lược sứ. Sau cùng đảng tộc khởi nghĩa ở Thanh Hóa, tiến đánh thành Đông Đô thắng trận, đem quân đi đón vua Lê Tương Dực về Kinh đô, cụ được phong Thái bảo Tả tướng công, được ban tước Hầu. Sau lại được tấn phong Vương tước. Khi mất ban tên thụy là Chân Tâm. Giỗ cụ ngày 4 tháng 8. Phu nhân là người họ Mai, thụy là Từ Đức, giỗ ngày 20 tháng 9. Mộ táng tại Bái Hương.

Theo Phả Gia Miêu (Bản dịch). Bản gốc của chi Nhất Nguyễn Đức Trung, làng Mậu Thịnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.