Tiểu sử của Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229)

Ngài Nguyễn Nộn 阮 嫩 (?_1229)

Đức Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương 懷 道 孝 武 王

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

???? / 1229

Nơi an táng :

Chưa rõ

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Ngài Nguyễn Phụng 阮 奉 (?_1150)

 

Phu nhân:

- (khuyết danh) - Hoài Đạo Vương phu nhân

- TRẦN THỊ NGOẠN THIỀM.蔯氏玩蟾

Đức Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương 懷 道 孝 武 王

Húy NGUYỄN NỘN 阮 嫩

(?_1229)

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

Đức Hoài Đạo Vương húy là Nguyễn Nộn người xã Phù Dực (Tiên Du, Bắc Ninh).

Lúc còn trẻ, ngài làm cư sĩ, sống ẩn ở chùa Phù Dực (Phù Đổng, Bắc Ninh). Tháng 8 năm Mậu Dần (1218) vua xuống chiếu bắt tội ngài vì ngài đào được vàng ngọc và thần kiếm mà không đem dâng.

Năm Kỷ Mão (1219), Trần Tự Khánh xin vua tha tội cho ngài nhưng buộc phải đi đánh giặc để chuộc tội. Tháng 10 năm Kỷ Mão, ngài đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai.

Tháng 3 năm Canh Thìn (1220) Ngài thấy họ Trần chuyên quyền bèn chiếm cứ làng Phù Đổng, tự xưng là Hoài Đạo Vương. dâng biểu xưng thần, xin đi dẹp loạn để chuộc tội. Vua sai người đem sắc thư đến tuyên dụ. Song vì vua có bệnh phong, không thể chế ngự được. Thanh thế của Ngài ngày càng mạnh, lan dần cả vùng Bắc Giang. Lúc này, nhà Lý sắp mất vào tay họ Trần, lòng người ly tán, giặc giã nổi lên khắp nơi. Hai thế lực mạnh hơn cả là Đoàn Thượng và Ngài, chiếm cứ vùng Bắc Giang.

Tháng 3 năm Bính Tuất Canh Thìn (1226), Trần Cảnh được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, lập nên nhà Trần. Trần Thủ Độ được phong làm Thái sư, thống quốc hành quân, đi đánh dẹp các nơi chưa chịu hàng phục. Vì thế lực của ngài và Đoàn Thượng còn mạnh nên Trần Thủ Độ phải cắt đất phong Vương cho hai vị để giảng hòa.

Năm Đinh hợi (1227), ngài cất quân đi đánh Đoàn Thượng. Hai bên kịch chiến ở xứ Đồng Đao (Bắc Ninh). Đoàn Thượng thua bỏ chạy và nằm chết trên gò đất ở xã Yên Nhân (Hải Dương). Con Đoàn Thượng là Đoàn Văn đem gia thuộc đến hàng ngài. Thanh thế ngài càng lừng lẫy, Ngài tự xưng là Đại Thắng Vương.

Trần Thủ Độ thấy thế lực ngài mạnh nên rất lo, vừa chia quân chống giữ vừa sai sứ mang sắc thư đến chúc mừng và gia phong cho ngài làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương (1), Trần Thủ Độ còn gả công chúa Ngoạn Thiềm cho ngài.

Năm Kỷ sửu (1229), tháng ba có nhật thực, ngài bi bệnh mà mất. Từ đó nhà Trần mới thật sự thống nhất đất nước.

Dòng họ Nguyễn các đời trước đều làm võ tướng lập nên sự nghiệp, truyền đến ngài, không rõ lý do vì sao ngài lại ẩn cư ở chùa. Nhưng số mệnh đưa đẩy, ngài trở lại con đường võ nghiệp của cha ông, lập nên chiến công lừng lẫy, đối địch với nhà Trần, xưng vương riêng một cõi. Quả thật ngài cũng là bậc anh hùng sánh ngang với đức Thủy Tổ Nguyễn Bặc.

Ngoài ra, ngài có công biên soạn gia phả dòng họ Nguyễn (2). (Không được kiểm chứng).

- LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ:

Sau khi ngài mất dân địa phương xã Phù Dực (Tiên Du, Bắc Ninh) lập đền thờ gọi là đền thần Hoài Đạo để thờ ngài. Các huyện Đông Ngàn, Tiên Du (Bắc Ninh) đều thờ ngài làm phúc thần. Trải qua các triều đại, ngài được phong làm Thượng đẳng tối linh thần (3) . Không rõ lăng ngài táng ở đâu.

- GIA ĐÌNH

Các vị phu nhân

.1. (khuyết danh) Hoài Đạo Vương phu nhân

.2. TRẦN THỊ NGOẠN THIỀM.蔯 氏 玩 蟾

Bà là con của quan Phụ quốc Thái úy Trần Thừa và là em của Trần Thái Tông.

Trần Thủ Độ gả bà cho ngài với mục đích giảng hòa và thăm dò nội tình của vùng ngài chiếm cứ.

Con trai và con gái:

Ngài có 5 người con trai, con gái không rõ.

Con trai:                                                   Con gái

1. Nguyễn Thế Tứ. không rõ.

2. Nguyễn Long.

3. Nguyễn Hiến.

4. Nguyễn Thức.

5. Nguyễn Diễn

Anh chị em: Không rõ

Ghi chú:

(1) Có tài liệu ghi tước hiệu của Ngài là: Hoài Đạo Hiếu Võ Đại Thắng Vương (懷 道 孝 武 大 勝 王)

(2) Nguyễn Quốc (nhánh trưởng) là người biên soạn gia phả đầu tiên, sau này có Nguyễn Thuyên (nhánh thứ ba) cũng biên soạn gia phả công phu và chép bằng chữ Nôm. (Không được kiểm chứng)

(3) Theo một số gia phả, có 72 nơi thờ Ngài làm Phúc Thần. Thần vị Ngài ở đình Phù Dực do bị dột nát, được đưa vào thờ ở đền Phù Đổng Thiên Vương. (Không được kiểm chứng), mới thờ vào năm 1985.