Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Ưng Đăng 阮 福 膺 登 (1869 - 1884)

Ngài Nguyễn Phúc Ưng Đăng 阮 福 膺 登 (1869 - 1884)
Kiến Phước 建 福 (1883 - 1884)

Đức Giản Tông Nghị Hoàng Đế 簡 宗 毅 皇 帝

 

Ngày tháng năm sinh / năm mất :

12 tháng 2 năm 1869 / 31 tháng 7 năm 1884

Nơi an táng :

Bồi Lăng (陪陵)

Thân mẫu / Thân phụ :

Không rõ / Nguyễn Phúc Hồng Cai (阮福洪侅)

Ngài húy là Nguyễn Phúc Hạo, lúc còn là công tử có tên Ưng Đăng, khi được vua Dục Tông nhận làm dưỡng tử lại đổi thành Ưng Hổ. Ngài là con thứ ba của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và Kiên Thái Vương Phi Bùi Thị Thanh. Ngài sinh ngày 2 tháng giêng năm Kỷ tị (12.2.1869).

Tháng giêng năm Canh ngọ (1870), ngài được 2 tuổi, vua Dục Tông nhận vào cung, giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương nuôi làm dưỡng tử. Năm Nhâm ngọ (1832) vua cho ngài ra học tại Dưỡng Thiện đường vì thế mọi người thường gọi ngài là ngài Dưỡng Thiện.

Thuở nhỏ ngài đã hiểu biết sớm, tính tình thận trọng, trang nghiêm biết giữ đạo làm con, lại ham thích sách vỡ nên vua Dục Tông rất thương yêu. Vua sai các quan mang các tấu chương ở các nha thuộc của các Bộ đến cắt nghĩa cho ngài rõ để tập quen chính sự, ý muốn cho ngài nỗi ngôi, nhưng tuổi ngài lúc đó còn quá nhỏ.

Khi vua Dục Tông mất năm Quý mùi (1883) có để di chiếu bảo: "Ưng Đăng tính thận trọng, để bảo, hầu hạ sớm hôm cẩn thận, chưa có khuyết điểm gì nhưng tuổi còn ít, học chưa thông, đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu công việc, nên trẫm đành bỏ lòng riêng mà theo mưu kế lớn... nhưng cho người sung làm Hoàng Tử đổi tên thành Ưng Hổ".

Tháng 10 năm Quí mùi (1883) vua Hiệp Hòa bị quyền thần phế, ngài đang ở tại Khiêm Cung, được các quan rước về tôn lên làm vua.

Ngày 3 tháng 11 năm Quí mùi (2.12.1883), ngài lên ngôi ở điện Thái Hòa đặt niên hiệu là Kiến Phúc, chọn chữ thứ tư trong 20 chữ thuộc bộ Nhật ở Kim sách dể làm tên, đó là chữ Hạo.

Ngài lên ngôi vua mới 15 tuổi nên mọi việc trong triều đều tự tay hai quan Phụ chính Nguyễn Văn Tưởng và Tôn Thất Thuyết chủ trương. Thuyết thì nóng nảy ai cũng khiếp sợ, đa nghi hay chém giết, Tường có tài trí, giỏi giao thiệp nhưng có tính tham lam và tàn nhẫn. Hai ông này giữ triều chính, quan thì trong tay ông Tường, binh quyền thì trong tay ông Thuyết, nhưng thường việc gì cũng do ông Tường xui khiến. Hoàng thân quốc thích cho đến các quan ai có điều gì trái ý với họ đều bị bắt giam hay chém giết cả. Ông Thuyết mộ quân Phấn nghĩa để hộ vệ minh thưởng hay tiếm dùng nghi vệ của vua, ông Tường thì nhận tiền hối lộ của những người khách bắt dần tiêu loại tiền sềnh mỏng và xấu đúc ở bên Trung Hoa.

Đối với nước Pháp thì mặc dù trước đây đã ký hòa ước Quí mùi nhưng người Pháp vẫn tìm cách xâm lấn miền Bắc nước ta. Sau khi ký hiệp ước Fournier với Trung Hoa, họ đánh chiếm các tỉnh miền Bắc như Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn Tây, triều đình phải ký hòa ước Giáp thân (1884) nhận sự bảo hộ của Pháp.

Hòa ước này còn gọi là hòa ước Patenôtre, do công sứ của Pháp là Patenôtre đại diện đúng kỳ. Trước khi ký người Pháp bảo nước ta không còn là phiên thuộc của Trung Hoa nên giao ấn của nhà Thanh tuyên phong cho họ nhưng Nguyễn Văn Tường không chịu xin đem nếu phá đi. Ấn này nặng 8 kg bằng bạc mạ vàng có khắc mấy chữ Việt Nam Quốc Vương chi ấn. Và sau đó ấn được nấu cho chảy ở lầu Khâm sử trước mặt quan lại ta và Pháp trước khi ký hòa ước.

(Theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, xuất bản 1995)



Ngài húy là Nguyễn Phúc Hạo, lúc còn là công tử có tên Ưng Đăng, khi được vua Dục Tông nhận làm dưỡng tử lại đổi thành Ưng Hổ. Ngài là con thứ ba của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và Kiên Thái Vương Phi Bùi Thị Thanh. Ngài sinh ngày 2 tháng giêng năm Kỷ tị (12.2.1869).

Tháng giêng năm Canh ngọ (1870), ngài được 2 tuổi, vua Dục Tông nhận vào cung, giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương nuôi làm dưỡng tử. Năm Nhâm ngọ (1832) vua cho ngài ra học tại Dưỡng Thiện đường vì thế mọi người thường gọi ngài là ngài Dưỡng Thiện.

Thuở nhỏ ngài đã hiểu biết sớm, tính tình thận trọng, trang nghiêm biết giữ đạo làm con, lại ham thích sách vỡ nên vua Dục Tông rất thương yêu. Vua sai các quan mang các tấu chương ở các nha thuộc của các Bộ đến cắt nghĩa cho ngài rõ để tập quen chính sự, ý muốn cho ngài nỗi ngôi, nhưng tuổi ngài lúc đó còn quá nhỏ.

Khi vua Dục Tông mất năm Quý mùi (1883) có để di chiếu bảo: "Ưng Đăng tính thận trọng, để bảo, hầu hạ sớm hôm cẩn thận, chưa có khuyết điểm gì nhưng tuổi còn ít, học chưa thông, đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu công việc, nên trẫm đành bỏ lòng riêng mà theo mưu kế lớn... nhưng cho người sung làm Hoàng Tử đổi tên thành Ưng Hổ".

Tháng 10 năm Quí mùi (1883) vua Hiệp Hòa bị quyền thần phế, ngài đang ở tại Khiêm Cung, được các quan rước về tôn lên làm vua.

Ngày 3 tháng 11 năm Quí mùi (2.12.1883), ngài lên ngôi ở điện Thái Hòa đặt niên hiệu là Kiến Phúc, chọn chữ thứ tư trong 20 chữ thuộc bộ Nhật ở Kim sách dể làm tên, đó là chữ Hạo.

Ngài lên ngôi vua mới 15 tuổi nên mọi việc trong triều đều tự tay hai quan Phụ chính Nguyễn Văn Tưởng và Tôn Thất Thuyết chủ trương. Thuyết thì nóng nảy ai cũng khiếp sợ, đa nghi hay chém giết, Tường có tài trí, giỏi giao thiệp nhưng có tính tham lam và tàn nhẫn. Hai ông này giữ triều chính, quan thì trong tay ông Tường, binh quyền thì trong tay ông Thuyết, nhưng thường việc gì cũng do ông Tường xui khiến. Hoàng thân quốc thích cho đến các quan ai có điều gì trái ý với họ đều bị bắt giam hay chém giết cả. Ông Thuyết mộ quân Phấn nghĩa để hộ vệ minh thưởng hay tiếm dùng nghi vệ của vua, ông Tường thì nhận tiền hối lộ của những người khách bắt dần tiêu loại tiền sềnh mỏng và xấu đúc ở bên Trung Hoa.

Đối với nước Pháp thì mặc dù trước đây đã ký hòa ước Quí mùi nhưng người Pháp vẫn tìm cách xâm lấn miền Bắc nước ta. Sau khi ký hiệp ước Fournier với Trung Hoa, họ đánh chiếm các tỉnh miền Bắc như Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn Tây, triều đình phải ký hòa ước Giáp thân (1884) nhận sự bảo hộ của Pháp.

Hòa ước này còn gọi là hòa ước Patenôtre, do công sứ của Pháp là Patenôtre đại diện đúng kỳ. Trước khi ký người Pháp bảo nước ta không còn là phiên thuộc của Trung Hoa nên giao ấn của nhà Thanh tuyên phong cho họ nhưng Nguyễn Văn Tường không chịu xin đem nếu phá đi. Ấn này nặng 8 kg bằng bạc mạ vàng có khắc mấy chữ Việt Nam Quốc Vương chi ấn. Và sau đó ấn được nấu cho chảy ở lầu Khâm sử trước mặt quan lại ta và Pháp trước khi ký hòa ước.

(Theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, xuất bản 1995)

  Đức Giản-Tôn-Nghị Hoàng-Đế vô tự nên Hệ-Ngũ chánh không có.

Đức Giản-Tôn sanh năm 1869, mất năm 1884, láng ở Bồi Lăng gần Khiêm-Lăng. Ngài thờ ở Thái-Miếu Án-Hữu nhì và ở Án-Hữu nhì điện Phụng-tiên.

(Trích từ Nguyễn Phước Tộc giản yếu)

Vua Kiến Phúc sinh vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ (12 tháng 2 năm 1869) tại Huế, là con thứ ba của Kiên Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Cai (em ruột vua Tự Đức, sau tôn là Thuần Nghị Kiên Thái vương) và bà phủ thiếp Bùi Thị Thanh. Húy của ông là Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Hạo (阮福昊), tự Dưỡng Thiện.

Vì bác ruột của Ưng Đăng tức vua Tự Đức không thể có con, nên đã nhận ba người cháu làm con nuôi: Nguyễn Phúc Ưng Ái (sau là vua Dục Đức), Nguyễn Phúc Ưng Kỷ và Nguyễn Phúc Ưng Đăng, trong đó Ưng Kỷ (sau là vua Đồng Khánh) và Ưng Đăng là anh em ruột, đều là con của Kiên Quốc Công và phủ thiếp họ Bùi. Theo Quốc triều sử toát yếu thì Ưng Đăng được vua Tự Đức truyền đem vào cung, giao cho bà Học Phi Nguyễn Văn Thị Hương nuôi dạy từ lúc mới 2 tuổi. Sách Đại Nam thực lục ghi nhận về tính cách của ông:

"Vua từ thuở nhỏ đã hiểu biết sớm, ôn hòa, yên lặng, sạch sẽ, cẩn thận lời nói và việc làm. Khi hầu cơm, khi thăm hỏi kính cẩn giữ phận làm con. Ngày thường chỉ ưa thích sách vở, thơ văn".

Trong số ba người con nuôi, vua Tự Đức yêu mến Ưng Đăng nhất. Mùa thu năm 1882, ông được cho ra ở nhà đọc sách ở bên tả Duyệt Thị đường, gọi là Dưỡng Thiện đường. Về sau những lúc rảnh, vua lại sai đem các chương tấu ở các nha thuộc các bộ mà cắt nghĩa giảng giải để ông tập xem cho quen. Ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức mất, di chúc cho sung Ưng Đăng làm hoàng tử thứ ba, đổi tên là Ưng Hỗ, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên không thể lập làm người kế vị, mà người được chọn là Ưng Chân (tức Dục Đức). Di chiếu có đoạn nói về Ưng Đăng:

Ưng Đăng tính thận trọng dễ bảo, hầu hạ sớm hôm cẩn thận, chưa có khuyết điểm gì, nhưng tuổi còn thơ bé, học chưa thông; đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu công việc, nên trẫm đành bỏ tình riêng mà theo mưu nghiệp lớn...

Theo Wikipedia