Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765)

Ngài Nguyễn Phúc Luân 阮福㫻 (1733 - 1765)
Nguyễn Phúc Côn

Đức Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Đế 興祖孝康皇帝


Hai vị Hoàng tử con Đức Thế-Tôn-Hiếu-Võ Hoàng-Để là Đức Duệ-Tôn Hiểu Định Hoàng-Đế và Đức Hưng-Tổ- Hiếu Khương Hoàng-Đế. Đáng lẽ hai ngài này đều có khai sáng mỗi ngài một Hệ riêng, nhưng vì Đức Duệ Tôn lại chỉ sanh được một bà Chúa, còn Đức Hiếu-Khương, ngoài Đức Thế-Tổ-Cao Hoàng Đế khai sáng hệ Nhứt Chánh, thì không còn vị Hoàng-Tử nào nữa.

Lăng Đức Duệ-Tôn Hiếu Định Hoàng-Đế (Trường Thiệu) ở tại làng La-Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa- Thiên, còn lăng của Đức Bà vì lâu ngày thất lạc nên hiện không biết ở đâu.

Đức Duệ-Tôn-Hiếu Định Hoàng Đế và Bà đều thờ tại Thái-Miếu, Hữu tứ án.

Lăng Đức Hưng-Tổ-Hiếu-Khương Hoàng-Đế (Cơ-Thánh) táng lại làng Cư-Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, lăng của Đức bà (Thoại-Thánh) ở làng Định- Môn, huyện Hương Trà. Ngài và Bà đều thờ ở Hưng Miếu tại Kinh Thành nội. Cả thảy 9 Hệ, trừ hệ tư và hệ sáu, vì vô tự, nên hiện chỉ còn 7 Hệ mà thôi. Theo bản tổng kê kỳ tháng hai năm 1942, các hệ Tôn-Thất gồm có nam 3,100 và nữ 2.800 người.

(Trích từ Hoàng tộc lược biên XB 1943)


10.1 THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế húy là NGUYỄN PHÚC CÔN là con thứ hai của Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát và Hoàng Hậu Trương Thị Dung. Ngài sinh ngày 29 tháng 4 năm Quí sửu (11-6-1733).

Khi Thế tử Nguyễn Phúc Hạo mất, đức Hiếu Vũ có ý định truyền ngôi cho ngài. Đức Hiếu Vũ giao Ngài cho Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỳ chăm lo dạy dỗ. Ngài vốn thông minh và có nhiều đức tính. Ban đầu ngài được phong chức Chưởng cơ. Những buổi họp quan trọng trong triều ngài đều được tham dự để am hiểu sự tình trong nước.

Năm Ất dậu (1765), đức Hiếu Vũ băng, để lại di chiếu truyền ngôi cho ngài. Vì muốn chuyên quyền, Trương Phúc Loan mật bàn với Thái giám Chữ Đức và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thống đổi đi chiếu, đưa con thứ 16 của đức Hiếu Vũ là Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên kế nghiệp. Ý Đức Hầu và Thị giảng đều bị Trương Phúc Loan giết hại. Ngài bị giam vào ngục.

Ngài lo buồn, bị bệnh và về phủ đệ thì mất ngày 10 tháng 9 năm Ất dậu (24–10–1765), hưởng dương 33 tuổi…

Đức Hưng Tổ sống trong thời kỳ mà triều đình miền Nam bắt đầu suy tàn. Tuy được di chiếu của đức Vũ Vương để lại truyền ngôi cho ngài nhưng ngài chưa trị vì ngày nào. Sự lộng quyền của gian thần đã làm dân chúng căm phẫn và dựa đến sự sụp đổ của một triều đại. Song Ân đức của các Chúa Nguyễn đã thấm nhuần vào lỏng dân miền Nam, truyền từ đời này qua đời khác, nhờ đó mà con của ngài là đức Nguyễn Phúc Anh - được sự ủng hộ của toàn dân - sau một thời gian bôn ba, đã thâu tóm giang san về một mối, mở ra một trang sử mới cho nước nhà.

10.2.– LĂNG, MIẾU VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

Ngài mất, lăng táng tại xã Cư Chính (Hương Trà, Thừa Thiên). Tên lăng là Cơ Thánh, mặt sau dựa vào núi, mặt trước nhìn ra sông. Năm Canh tuất (1790) quân Tây Sơn quật hài cốt ngài đổ xuống sông phía trước mặt. Một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên (2) và con lặn hài cốt đem lên chôn chỗ khác. Đến đời vua Gia Long, do Nguyễn Ngọc Huyên chỉ chỗ, hài cốt được đưa về táng chỗ cũ. Lăng được xây lớn hơn trước.

Năm Canh tý (1780), Nhiếp Chính Vương Nguyễn Phúc Anh lên ngôi, truy tôn ngài tước: *Tử Tường Đạm Bạc Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Vương". Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn ngài: "Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng Đế". Năm Tân tỵ (1821), vua Minh Mệnh cho xây Hưng Miếu (ở phía sau Thế Miếu) để thờ ngài, và dâng miếu hiệu là Hưng Tổ.

(1) Theo truyền thuyết khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyện bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy một cái sọ nằm trong lưới. Huyện cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tưởng thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đảo được sọ lên, vua chịch huyết ở tay minh cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (Lối thủ này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người). Cha con Huyện đầu được vua trọng trưởng. Đời vua Minh Mệnh, Huyên được lập đền thờ ở xã Cư Chính và được phong là An Ninh Bá,

10.3.– GIA ĐÌNH

103.1. Hậu và phi

10.3.1.1. NGUYỄN THỊ HOÀN - Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu

Bà húy là Nguyễn Thị Hoàn, người làng Minh Linh tỉnh Thừa Thiên. Ngày tháng năm sinh không rõ. Bà là con của Diễn Quốc công Nguyễn Phúc Trung, bà mẹ họ Phùng (không rõ tên).

Năm Kỷ hợi (1779), khi quân Trịnh tiến đánh Phú Xuân, bà ra ở ẩn tại làng An Du, nơi quê ngoại. Khi đức Thế Tổ khôi phục được đất Gia Định, được các tướng tôn làm Đại Nguyên Súy Nhiếp Quốc Chính, bà được rước vào Gia Định và được tôn làm Quốc mẫu. Khi quân Tây Sơn tấn công Sài Côn (Sài Gòn) bà và đức Thế Tổ phải chạy ra Phú Quốc. Địch lại tiến đánh Phú Quốc, đức Thế Tổ phải chạy ra Côn Lôn, thuyền trôi dạt trên biển mấy ngày, khổ cực đắng cay muôn vàn. May nhờ gặp được nguồn nước ngọt ở giữa biển, đức Thế Tổ mới thoát nạn. Khi đức Thế Tổ về lại Phú Quốc, thuật lại sự tinh khốn đốn vừa qua, bà bảo rằng: "Giữa biển lại có nước ngọt, thế là trời giúp chúng ta, con chớ nên lấy sự khổ nhọc làm nản chí. "Đức Thế Tổ lạy tạ và nói rằng: "Con kính cẩn tuân lời mẹ dạy". Năm Ất tỵ (1785) bà phải lánh sang Xiêm. Năm Đinh mùi (1787), bà trở về Phú Quốc. Năm Mậu thân (1788), bà về lại Gia Định. Mùa đông tháng 10 năm Bính thìn (1796), đức Thế Tổ dẫn quần thần mang kim sách, kim bửu dâng lên, tôn bà làm Quốc mẫu Vương thái phi. Năm Nhâm tuất (1802), bà được phụng nghinh về kinh thành. Năm Quí hợi (1803), đức Thế Tổ tôn bà làm Vương thái hậu và cho xây cung Trường Thọ để bà ở. Năm Bính dần (1806) đức Thế Tổ lên ngôi Hoàng Đế, tôn bà làm Hoàng thái hậu. Năm Đinh mão (1807), bà được 70 tuổi đức Thế Tổ làm lễ mừng thánh thọ.

Bà người ôn nhu, đoan trang và thương yêu mọi người, đối với chị là bà Tử phi lại càng thân thiết. Bà Tử phi lâm bệnh nặng gặp lúc bà đau, đức Thế Tổ không dám tâu lên. Đến khi bà Tử phi mất bà mới biết, bà giận không chịu ăn cơm. Khi đức Thể Tổ đến thăm, bà nói "Thân già này chỉ có một bà chị, lúc đau ốm không được thấy mặt vì thế mà ăn không ngon, ngủ không yên". Đức Thế Tổ quì dưới thềm xin lỗi và an ủi mãi bà mới chịu dùng cơm.

Năm Tân mùi (1811) bà đau nặng. Trước đó có sao chổi mọc, người hầu tâu chuyện, bà không được vui. Có đêm ra xem rồi bảo người hầu: "Sao chổi hiện ra ứng vào thân già này."

Bà mất ngày 14 tháng 9 năm Tân mùi (30–10–1811), thọ 74 tuổi. Lăng táng tại làng Đình Môn, (Hương Trà, Thừa Thiên), tên lăng là Thụy Thánh. Đức Thế Tổ tôn thụy là: " Ý Tĩnh Huệ Cung An Trinh Tử Hiến Hiếu Khang Hoàng Hậu”.

Bà sinh được ba người con trai là Hải Đông Quận vương Nguyễn Phúc Đồng, Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Anh, Thông Hóa Quận vương Nguyễn Phúc Điền và một con gái là Long Thành Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Tú.

Năm Qui dậu (1813) thần chủ bà được rước về phối thờ với đức Hưng Tổ tại Hưng Miếu.

10.3.1.2. NGUYỄN THỊ (Khuyết danh) (Từ phi)

Bà là chị của Hiếu Khang Hoàng Hậu. Lúc biến loạn năm Giáp ngọ (1774) bà ẩn náu trong dân gian. Mùa xuân năm Kỷ hợi (1779) đức Thế Tổ sai người rước về Gia Định ở cùng với Hiếu Khang Hoàng Hậu. Năm Nhâm tuất (1802) bà được rước về Kinh đô, ở sau cung Trường Thọ. Bà mất năm Đinh mão (1807), ngày tháng mất không rõ, được phong tặng: "Ý Thân Huy Gia Tử Phi". Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên). Nhà thờ ở làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên). Năm Giáp thìn (1844), thần chủ bà được rước về thờ tại nhà thờ Phúc Lộc Thái Trường Công chúa.

Bà sinh được 3 người con trai là Tương Dương Quận vương Nguyễn Phúc Hạo, người con thứ hai mất sớm, không rõ tên và An Biên Quận vương Nguyễn Phúc Mân và 2 người con gái là Phúc Lộc Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Du và Minh Nghĩa Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Tuyển.

10.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ

Đức Hưng Tổ có 6 Hoàng tử và 4 Hoàng nữ

Hoàng tử

1. Nguyễn Phúc Hạo; 2. Nguyễn Phúc Đồng; 3. Nguyễn Phúc Anh; (Thế Tổ Cao Hoàng Đế); 4. (Khuyết danh); 5. Nguyễn Phúc Mãn; 6. Nguyễn Phúc Điển.

Hoàng nữ

1. Nguyễn Phúc Ngọc Tú; 2. Nguyễn Phúc Ngọc Du; 3. Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền; 4. Nguyễn Phúc Ngọc Dụ.

10.3.3. Anh chị em

Ngài có 17 anh em trai và 12 chị em gái

(Xem phần này ở "Đức Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế)

Đến đời đức Triệu Tổ Nguyễn Cạm, lịch sử dòng họ Nguyễn đã bước vào một giai đoạn mới. Vốn mang một dòng họ đã có ân sâu nghĩa nặng với nhà Lê và với tài trí sẵn có, ngài thấy có trách nhiệm đứng ra trung hưng nhà Lê. Công cuộc trung hưng được mọi người hưởng ứng và đạt được kết quả tốt đẹp. Bất ngờ ngài bị hại giữa chừng để binh quyền vào tay con rể là Trịnh Kiểm.

Đến đời đức Thái Tổ Nguyễn Hoàng, vì tranh giành quyền lực, Trịnh Kiểm đã nhiều lần toan tính ám hại làm ngài phải lánh mình vào vùng đất Thuận Quảng xa xôi hiểm trở. Nhưng "Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt", ngài đã hướng dẫn nhân dân lập nên một sự nghiệp trọng đại : từ vùng đất khô cằn đầy sương lam chướng khi, ngài tạo nên một biên cương mới mà về sau con cháu kế tục sự nghiệp một cách vẻ vang để chúng ta có một lãnh thổ rộng lớn như ngày nay. Ngài cũng là người khai sáng ra họ Nguyễn Phúc ngày càng đông đúc, phồn vinh.

Có là do sự sống còn và về sau trở thành một đức tính quý báu của dòng họ: tính chiêu hiền đãi sĩ và nhờ đó mà dòng họ Nguyễn Phúc đã qui tụ được anh hùng hào kiệt tứ xứ cùng nhau xây dựng một miền Nam độc lập tự chủ về mọi mặt.

Trong hơn hai trăm năm trị vì, tổ tiên chúng ta đã gây được một niềm tin vững chắc trong lòng dân chúng về vai trò lãnh đạo của mình. Miền Nam không có cảnh loạn lạc nổi lên nhiều nơi như đã có ở đất Bắc. Tuy thỉnh thoảng cũng có một vài biến động, nhưng đó chỉ là sự tranh giành quyền lực trong dòng họ. Vì vậy, về sau, lúc triều đại suy tàn, Trương Phúc Loan muốn thay thế vai trò lãnh đạo của dòng họ Nguyễn đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của dân chúng để gánh lấy một hậu quả thảm thương. Và họ Trịnh cũng như Tây Sơn đều phải dùng chiêu bài họ Nguyễn mới đạt được những mưu đồ của mình.

Trong thời gian trị vì tổ tiên chúng ta đã hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo đất nước:

*- Kế hoạch mở rộng biên cương, chương trình khẩn hoang được đưa lên hàng quốc sách. Mỗi vị Chúa, trước khi ra đi, đều dặn lại con cháu và quần thần: "... hãy kế tục sự nghiệp dở dang, đây là một gánh nặng".

*- Biết tin dùng các bậc hiền tài như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tấn, Nguyễn Hữu Dật…

*- Biết nghe theo lời nói phải trong việc dùng người như khi nghe Nguyễn Hữu Dật tàu : "... các tướng có phương lược thì không kể thân hay sơ đều cho cầm quân, còn những người họ hàng và cố cựu mà không biết việc binh thì hậu đãi, cho bổng lộc, chớ để giữ binh quyền...". Chúa khen phải, ban thưởng cho Hữu Dật vàng bạc và bảo kiếm.

*- Biết dùng tài đức để cảm hóa ba quân như Hiệp Đức Hầu Nguyễn Phúc Thuần khi được mọi người đồng thanh đề cử làm Nguyên súy chống lại quân Trịnh: Sau khi thắng trận, ngài cấp lương thực cho tù binh trở về cố hương, lập trai đàn siêu độ cho các tướng sĩ trận vong xa lánh nữ sắc, nghiên cứu đạo Phật. Nhờ vậy mà quân dân nhất trí một lòng cùng nhau xây dựng một miền Nam thanh binh, thịnh vượng.

Quang cảnh thanh bình đã in sâu vào lòng dân chúng nên sau đó, trong triều đại Tây Sơn tiếp theo. gặp phải tình trạng xã hội không yên ổn, mọi người ước mơ cuộc sống thanh bình ngày xưa, mong mỏi dòng họ Nguyễn trở lại vai trò lãnh đạo: "Lạy trời cho chóng gió nồm, để cho Chúa Nguyễn dong buồm thẳng ra". Vì vậy khi Thế Tổ Cao Hoàng Đế cất quân ra Bắc, lòng người theo phục, chỉ một tháng trời mà thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,

Quốc hiệu Việt Nam ra đời mở ra một kỷ nguyên mới cho nước nhà.

(Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản 1995)