Tiểu sử của Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691)

Ngài Nguyễn Phúc Thái 阮福溙 (1649 - 1691)
Chúa Nghĩa 義王 (1687 - 1691)

Đức Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế 英宗孝義皇



ANH TÔN HIẾU NGHĨA HOÀNG ĐẾ
Ngài húy NGUYỄN PHÚC THÁI
(1675 - 1725)
QUỐC CHÚA - CHÚA NGHĨA
Hệ VI TIỀN BIÊN

Hệ Sáu

Đức Ngài Anh-Tôn-Hiểu-Nghĩa Hoàng Để sanh năm 1649, mất năm 1691.

Ngài sanh hạ năm Hoàng tử: 1. – Hiền-Tôn-Hiếu-Minh Hoàng-Đế, 2. Hoàng tử Tuấn, 3. – Hoàng tử Toàn, 4.– Hoàng-tử Trinh, 5.– Hoàng- tử Quảng và các bà Công-chúa : Ngọc-Nhiệm, Ngọc Niểu và 2 bà nữa tên tuổi không rõ.

Lăng đức Anh-Tôn-Hiếu-Nghĩa Hoàng Đế (Trường Mậu), ở làng Kim-ngọc, huyện Hương-trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng của Đức Bà (Vĩnh-Mậu) ở làng Định môn, huyện Hương-Trà.

Ngài và Bà đều thờ tại Thái-Miếu, Hữu nhị án.

Ngoài Đức Hiển-Tôn-Hiếu-Minh Hoàng-Để ra, các vị Hoàng tử khác đều vô tự cả, nên không có hệ sáu.

(Trích từ Hoàng tộc lược biên XB 1943)


Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thái lại húy Ngàn, con thứ hai của đức Thái Tông Nguyễn Phúc Tần và Hoàng Hậu Tống Thị Đôi, sinh ngày 21 tháng chạp năm Kỷ sửu (22–1–1650).

Người con trưởng của đức Thái Tông mất sớm nên ngài được lập làm Thế tử. Ngài nổi ngôi lúc 39 tuổi, được triều thần tôn làm "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Hoằng Quốc Công".

Ngài tính khoan hòa, chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ hình phạt, giảm sưu thuế nên được người đương thời gọi là Chúa Nghĩa.

Tháng 7 năm Đinh mão (1687), ngài cho dời phủ Chúa sang làng Phú Xuân, lấy Bằng Son (nay là Ngự Bình) làm bình phong, xây đắp cung điện, thành quách rất trăng lệ. Vùng Phú Xuân rộng rãi, bề thế hơn Kim Long, sông Hương trở nên rộng khi chảy ngang qua trước Kinh thành,

Mối đe dọa quân Trịnh từ mặt Bắc đã hết, về phương Nam thì Chiêm Thành hàng năm thần phục triều cống. Chân Lạp thì giữ địa vị phiên bang. Nhưng vào năm Mậu thìn (1688), Hoàng Tấn giết Dương Ngạn Địch, thả linh cướp phá khiến dân tình Chân Lạp rất khốn khổ. Vua Chân Lạp là Nặc Thu sinh oán, nghi ngài xui Hoàng Tấn cướp phá để lấy cớ xâm chiếm Chân Lạp. Nặc Thu cho đắp dần lũy để chống cự với quân Nguyễn. Sau, phó tướng dinh Trấn Biên (nay là Biên Hòa) là Mai Vạn Long đánh đuổi Hoàng Tấn, việc Chân Lạp mới tạm yên.

Muốn lân bang thần phục, ngài cho lập một đạo binh hùng cường, xem trọng việc tuyển quân. Mỗi gia đình có con trai phải cống hiến cho triều đình một người. Mỗi người lính đều có súng ống, y phục và chu cấp lương tiền đầy đủ. Thời ngài, quân lính lên đến 4 vạn người. Phủ ngài có hai đội kỵ binh gồm 400 người ngựa. Những lúc thao diễn nhân ngày khánh tiết, quân phục binh sĩ trông rất rực rỡ. Đội binh cận vệ của ngài và Thế tử mặc toàn bằng nhung, deo khí giới khảm vàng, khảm bạc. Thủy binh có những chiến thuyền to lớn, mỗi bên có 50 tay chèo mạ vàng, trên thuyền trang bị đầy đủ súng ống, lại có trống lớn có mõ để đánh nhịp cho binh sĩ chèo. Họ thường mặc quần ngắn bằng thao trắng, đội nón chóp lông.

Mùa xuân năm Tân mùi (1691), ngài đau nặng, cho gọi Thế tử vào bảo rằng: “Ta nổi tổ nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, bây giờ con nổi theo, phải giữ thánh đức của tổ tông, đô là hiếu". Ngày 10 tháng giêng năm Tân mùi (7–2–1691) ngài băng, ở ngôi 4 năm, thọ 43 tuổi.

Đức Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ năm trị vì ở miền Nam. Ngài là người nhân tử, biết thương dân. Ngài lại biết lo lắng giữ gìn cơ nghiệp của tổ tiên. Mặc dầu mặt Bắc không còn là mối đe dọa, ngài vẫn xây dựng binh lực ngày càng hùng mạnh. Tuy thời gian ở ngôi quá ngắn ngủi, ngài đã mở đầu cho vị Chúa kế nghiệp công cuộc mở mang bờ cõi. Trong đời ngài, dân chúng được sống trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp.

Ngài thuộc đời thứ sáu của họ Nguyễn Phúc. Ngài đứng đầu hệ VI, nhưng hệ VI không có phòng vì ngoài ngài Nguyễn Phúc Chu đứng đầu hệ 7 các Hoàng tử khác đều mất sớm và vô tự.